MỤC LỤC
Bệnh chết chậm (vàng lá) là một trong những bệnh tiêu biểu mà người trồng tiêu gặp phải. Bệnh chết chậm thường ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của các gia đình trồng tiêu. Trong bài viết dưới đây, eminhatban.vn sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh hại này cũng như các cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả bằng chế phẩm sinh học EMINA.
Nguyên nhân gây bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
- Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao sẽ khiến nấm bệnh phát triển mạnh và lây từ cây này sang cây khác, thậm chí cả vườn bị bệnh
- Do tuyến trùng Meloidogyne incoganita và nấm Fusarium Solani. Tuyến trùng và nấm tấn công vào bộ rễ làm cho rễ không thể phát triển cũng như không thể cung cấp được nước và các chất dinh dưỡng cho các phần thân cành lá bên trên. Kết quả là phần thân, cành và rễ bắt đầu thối dần và 1-2 năm sau cây tiêu bị chết nên gọi là bệnh tiêu chết chậm
- Bệnh có thể xảy ra từ rệp sáp tạo điều kiện cho nấm sinh sôi, phát triển gây hại cho cây
Biểu hiện bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
- Biểu hiện rõ nhất đó là lá úa màu vàng, héo trên toàn trụ tiêu
- Các lá già rụng dần, sau đó các lá non cũng rụng đến đốt
- Cây tiêu sinh trưởng chậm
- Bệnh lây lan từ những cây bị bệnh sang những cây khỏe và sau đó lan ra cả vườn
- Cây tiêu mặc dù bị bệnh chết chậm nhưng vẫn cho quả bình thường, làm giảm năng suất rõ rệt
- Có các nốt sần rải rác trên bộ rễ của những cây tiêu bị bệnh
Cách phòng trừ bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
- Chọn các giống tiêu sạch bệnh hoặc có khả năng kháng bệnh cao
- Mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển nên người trồng tiêu cần tỉa cành lá từ ngay đầu mùa
- Giữa các hàng tiêu cần có rãnh thoát nước để tránh bị ứ đọng nước làm giảm khả năng sinh sôi của nấm gây hại
- Phải nhổ bỏ các cây tiêu đã mắc bệnh tuyến trùng, và phải trồng sang vườn khác. Nếu người dân muốn trồng trên đất cũ thì gần dọn sạch vườn và phơi đất khoảng 6 tháng đến 1 năm
- Để tránh làm hại đến bộ rễ tiêu, người dân cần phải đào rãnh, xăm đất, làm có cách gốc tiêu ít nhất 30cm
- Phần tán tiêu cách mặt đất 20-30cm nên cắt bỏ các cành ngang, tạo sự thông thoáng nơi gốc tiêu
- Cần pha loãng phân hóa học để tưới, không nên bón nhiều cùng một lúc vì dễ làm nấm sinh sôi, phát triển
- Phân chuồng cần hoai mục trước khi bón
Điều trị bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu bằng EMINA
- Pha 2 – 5 lít chế phẩm sinh học Emina trên cây hồ tiêu cho 1 phi 200 lít nước phun vào cây tiêu với chu kỳ: 15-30 ngày/lần
- Sử dụng chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng phòng chống sâu bệnh hại
- Rắc chế phẩm sinh học trong vùng rễ tiêu rồi phủ lớp đất lên, tưới đủ ẩm giúp cây phát triển tốt hơn
- Chất lượng quả được tăng cao, đồng đều, mẫu mã đẹp hơn
Tham khảo thêm cách trị bệnh chết nhanh chết châm cho hồ tiêu bằng video dưới đây
Ngoài bệnh chết chậm, bà con còn gặp phải một số bệnh hại khác, xem thêm cách phòng trừ bệnh hồ tiêu tại link sau:
Cách trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu hiệu quả
Cách phòng và trị bệnh tiêu điên hiệu quả
Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua chế phẩm EMINA, Quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: ” Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ( EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường”
Mã số B2007-11-03DA – Viện sinh học Nông nghiệp- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam