Cách phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu

MỤC LỤC

Bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu

Hồ tiêu là loại cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Chúng được trồng phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong việc xuất khẩu hồ tiêu ra thế giới. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay rất nhiều vườn hồ tiêu bị chết bởi bệnh chết nhanh chết chậm gây thiệt hại nghiêm trong đối với bà con nông dân. Vậy bệnh chết nhanh chết chậm là gì và biện pháp phòng và trị bệnh ra sao. Mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm sinh học EMINA

Vườn tiêu tại Tây Nguyên sau khi sử dụng chế phẩm sinh học Emina 

Bệnh chết nhanh chết chậm là gì?

Chúng là hai loại bệnh do các loại nấm khác nhau gây ra và đều gây thối rễ, vàng lá cho cây tiêu. Tùy vào thời gian gây chết cho cây tiêu mà được gọi là bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm.

1.Bệnh chết nhanh

Bệnh do nấm Phythopthora palmivora gây ra, lây lan nhanh trong điều kiện đất độ ẩm cao và đất chua, chúng lây lan nhanh chóng trong điều kiện ngập úng và ẩm ướt.

Triệu chứng:

Nấm xâm nhập và tấn công vào cổ rễ, thân, cuống lá, cuống chùm quả, hủy hoại mạch nhựa trong thân làm cho thân bị thối nhũn. Quả, cành, lá bị héo và rụng. Diễn biến của bệnh khá nhanh chóng, cây có thể chết trong vòng 7-10 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu nên được gọi là bệnh chết nhanh.

2.Bệnh chết chậm

Nấm Fusarium theo vết thương vào rễ gây hại. Khi gặp độ ẩm cao và lúc nhiệt độ thấp bệnh sẽ phát tán làm lá chuyển vàng, quả và đốt thân rụng dần rồi thối gốc.

Bệnh thường xuất hiện trên những cây tiêu chăm sóc kém, bón ít phân hữu cơ, đất chua, ngập úng, bón thừa đạm.

Triệu chứng:

Bệnh làm cho rễ non thối và chết dần, cây không hấp thụ được dinh dưỡng, sinh trưởng kém, lá vàng và rụng các đốt, rụng trái, phần mạch dẫn nhựa thân dây có màu nâu đen. Lá và đốt rụng từ dưới gốc lên ngọn. Khi bệnh năng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, cuối cùng cây bị chết khô. Bệnh có thể kéo dài trên 6 tháng hoặc vài năm trước khi bị hư hại hoàn toàn nên thường gọi là bệnh chết chậm.

Vườn tiêu bị bệnh chết nhanh chết chậm

Vườn tiêu bị mắc bệnh chết nhanh chết chậm

3. Chế phẩm sinh học Emina- Giải pháp hữu hiệu phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu

Chế phẩm sinh học Emina là một giải pháp hữu hiệu đối với phòng và trị bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu hiệu quả. Bằng quy trình kỹ thuật hoàn toàn hữu cơ. Những vườn hồ tiêu sử dụng chế phẩm sinh học Emina trị bệnh hiện nay đã khỏi hoàn toàn như vườn nhà anh Bùi Ngọc Hoàng ở Lâm Đồng, nhà anh Út Đường tại Đaknrot-Đak Nông cùng rất nhiều nhà vườn trong Tây Nguyên. Emi Nhật Bản tự hào là đơn vị duy nhất trên thị trường hiện nay trị dứt điểm hoàn toàn bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu.

Biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu:

  1. Xử lý lần 1

-Bước 1: Rải vôi khắp vườn với lượng khoảng 1 tấn/ha, sau đó tưới nước (nếu không có mưa hoặc đất khô).

-Bước 2: Sau bước 1 khoảng 5-7 ngày pha 10 lít  chế phẩm sinh học Emina với 200 lít nước

Tưới 20 lít dung dịch đã pha/trụ cho những cây xung quanh khu vực có cây bệnh.

Với các cây cách xa khu vực có cây chết nhanh (khoảng 5-7m) tưới 10 lít/trụ.

  1. Sau tưới lần 1 khoảng 10 ngày

-Bước 3: Pha 6 lít Emina với 200 lít nước tưới cho 20 gốc cho các trụ ở gần khu vực có cây chết nhanh, và những cây xanh tốt nhất trong vườn.

  1. Sau khi ổn định

-Pha 2-3 lít Emina-P với 200 lít nước phun ướt thân cây và hai mặt lá, phun định kỳ 1 tháng 1 lần.

Phòng trừ: Dùng chế phẩm sinh học Emina-P chuyên trị bệnh cho cây hồ tiêu

Một vườn tiêu tại Tây Nguyên sử dụng chế phẩm sinh học Emina

—————————————————————————–

Có thể bạn quan tâm:

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC HỒ TIÊU

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan