MỤC LỤC
Điểm danh các loại sâu hại trên cây bơ
Bơ là loài cây có rất nhiều sâu hại tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT-EMI là một trong những cách hiệu quả nhất giúp phòng trừ sâu hại cây bơ.
Mọt đục thân, cành: Mọt đục lỗ vào thân, cành, tạo lỗ, đẻ trứng, một ổ 30-50 trứng, trứng nở, mọt non tiếp tục đục khoét. Vết đục có màu đen, ướt do nấm cộng sinh trên cơ thể mọt. Mọt đục làm cành khô, dễ gãy.
Khi bị mọt đục cành cây thường có biểu hiện trên thân, cành có lỗ đục, rỉ nhựa. Các vết đục trên thân, cành do mọt đục cành gây ra.
Bọ xít muỗi: Bọ xít muỗi non và thành trùng chích hút lá non, phác hoa làm hoa khô, chích trái non làm trái rụng, trái già bị chai, trái nứt. Bọ xít trưởng thành hại nhiều hơn con non. Gây hại chủ yếu vào lúc sáng sơm hay chiều mát ( sau 5 giờ chiều).
Nhện đỏ: Gây hại bằng cách chích hút nhựa trên lá, trái non làm lá non bị biến dang hoặc không phát triển được.
Bọ trĩ: Gây hại bằng cách chích hút nhựa trên lá, trái, bông. Triệu chứng trên lá có màu đồng. Da trái có triệu chứng “da cá sấu”. Trên bông làm bông khô, rụng. Trái bị hại giảm ấp, nhưng thịt trái vẫn ăn được.
Rệp sáp: Rệp chích hút nhựa, tiết nước bọt có độc tố, làm biến dạng mô phân sinh. Rệp bài tiết mật ngọt thu hút kiến, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
Sâu ăn lá, gặm quả: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng câu lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.
Sâu cuốn lá: Bướm đẻ trứng trên lá non, trứng nỏ thành sau, sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu làm nhộng trong các tổ lá, khoảng 5-7 ngày sau, vũ hóa.
Bơ Emi dùng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại
Cách phòng trị sâu hại bơ:
Hầu hết các loài sâu hại bơ đều gây hại trong thời kỳ cây ra lộc non và thời kỳ ra hoa đậu trái non ( trừ sâu đục cành). Vì vậy, chúng ta cần tiến hành các biện pháp can thiệp sớm ngay từ đầu thời kỳ sẽ thu được hiệu quả cao. Cây bơ thường ra lộc khỏng 3-5 lần mỗi năm và ra hoa 1 lần cùng đợt lộc Xuân. Nên khi thấy trong vườn bơ có khoảng 30% số cành đã nhú lộc được khoảng 3cm tiến hành phun phòng lần 1. Sau đó 5-7 ngày sau phun lại lần 2 sẽ hạn chế được hầu hết các loại sâu hại.
Liều lượng: 200ml chế phẩm sinh học BT+ 20 lít nước phun cho 1 sào Bắc Bộ (khoảng 360m2). Có thể phun kết hợp cùng tinh dầu EMI-OIL để tăng hiệu quả tiêu diệt côn trùng.
Có thể bạn quan tâm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan