MỤC LỤC
Bệnh phồng lá chè là bệnh hại phổ biến do nấm Exobasidium spp Masse gây ra gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng chè. Vậy cách phòng trừ bệnh phồng lá chè ra sao. Mời quý bà con cùng tìm hiểu qua bài viết sau
Điều kiện phát sinh bệnh phồng lá chè
Bệnh phồng lá chè phát sinh trong thời kỳ nhiệt độ ôn hoà 15-20oC, ẩm độ cao 90% trở lên và nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài từ 15 ngày trở lên.
– Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5, mùa thu vào cuối tháng 9 đến cuối tháng 10.
– Khi nhiệt độ không khí từ 25oC trở lên, nắng nhiều, khô, nấm gây bệnh này không phát triển được.
– Nương chè trồng ở vùng cao 600-700 mét so với mặt biển bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn.
– Những nương chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, khuất gió và nhiều cây che bóng bệnh phát sinh và gây hại nhiều hơn.
– Bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn ở những nương chè bón nhiều phân đạm và nương chè trồng bằng các giống chè có bản lá to.
Triệu chứng của bệnh phồng lá chè
Bệnh phát sinh gây hại ở lá non, búp non và vết bệnh phân bố phần lớn ở mép lá.
Giai đoạn 1: Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ hình giọt dầu, màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn lên màu nhạt dần.
Giai đoạn 2: Sau khi nấm xâm nhập vào lá khoảng 10-15 ngày sau, lá phồng lên và mặt trên lá lõm xuống, phía trên mặt có hạt phấn màu trắng. Sau một thời gian khoảng 5-7 ngày vết phồng vỡ ra giải phóng một lớp phấn trắng hoặc hồng nhạt, chính là các bào tử của nấm.
Giai đoạn 3: Sau khi các vết phồng vỡ vết bệnh chuyển thành màu nâu, lá chè bị co rúm.
Cách phòng trị bệnh phồng lá chè
– Không nên bón quá nhiều phân đạm và bón phân đạm đơn độc, vệ sinh nương chè như diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng trong nương chè.
– Khi phát hiện thấy có bệnh xuất hiện cần thực hiện hái chè triệt để, hái hết các vết lá bệnh mang đi tiêu hủy.
– Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA – P phun cho vườn chè theo tỷ lệ 300 – 500ml cho bình 18 lít nước phun ướt đẫm thân và hai mặt lá chè nhằm tiêu diệt nấm bệnh gây hại.
– Trong thời gian bệnh phồng lá phát triển gây hại người làm chè cần tăng cường kiểm tra nương chè của mình, theo dõi dự báo thời tiết, nếu thấy bệnh đã phát triển nhiều và thời tiết còn thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Hiệu quả của mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EMI trên cây chè tại Văn Chấn, Yên Bái
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn