Cách nhận biết và điều trị bệnh đóng vảy hay mảng bám trên tôm

MỤC LỤC

Ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam hiện nay vô cùng phát triển nhưng bên cạnh đó cũng mang đến cho người nuôi không ít khó khăn do sự xuất hiện của những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm.

Một trong những bệnh mà người nuôi tôm cần đặt biệt quan tâm đó là bệnh đóng vay hay còn gọi là mảng bám là do sinh vật bám gây ra như Epistylis, Vorticella, Acineta, Ephelota…gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và cơ thể của tôm, làm ức chế sự phát triển của tôm.

Cách nhận biết bệnh đóng vảy hay mảng bám trên tôm

  • Tôm khi mắc phải căn bệnh này thường bơi lờ đờ ở gần bờ, thường xuyên bám vào thành bờ, hay tách đàn nổi lên mặt nước, phản ứng chậm chạp, đặc biệt là không thể lột xác cùng với đó là hiện tượng kém ăn xảy ra..

Tôm bị bệnh dóng vảy (Mảng bám)

Tôm bị bệnh đóng vảy (Mảng bám)

  • Khi bệnh diễn biến nặng do mang bị các sinh vật bám vào làm tôm bị thiếu oxi dẫn đến không thở được và chết..
  • Dùng kính hiển vi để nhìn rõ cơ thể tôm khi bị bệnh sẽ có một lớp lông tơ màu đen do bị các sinh vật bám vào mắt, chân và vỏ giáp hình thành.

Tác hại của bệnh đóng vay hay mảng bám trên tôm

  • Tôm sẽ bị chết nếu không kịp thời xử lý và ngăn chặn căn bệnh này.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm và người nuôi tôm.
  • Để lại những hệ lụy về những lứa tôm sau.

Cách khắc phục bệnh đóng vảy hay mảng bám trên tôm

Thay nước hoặc dùng Saponin tạt đều khắp ao để kích thích tôm lột xác đồng đều.

Tôm bị bệnh dóng vảy (Mảng bám)

Tôm bị bệnh đóng vảy (Mảng bám)

Nếu tỷ lệ tôm bị mắc bệnh cao cần sử dụng hóa chất để diệt bớt sinh vật bám gây hại cho tôm. Cần cải thiện môi trường nuôi do căn bệnh này xảy ra khi nước ao hồ bẩn, có nhiều tảo và nguyên sinh động vật bám. Do vậy cần khắc phục bằng các biện pháp sau:

  • Cho ăn đủ và đúng mức để tránh việc đáy ao bị ô nhiễm.
  • Vớt tảo khi thấy tảo nổi nhiều trên mặt nước.
  • Cần duy trì độ trong của nước thích hợp.
  • Tăng cường sử dụng quạt nước nhằm giúp tăng hàm lượng oxi hòa tan trong ao nuôi.
  • Cần thường xuyên thay nước sạch trong ao để giúp hạn chế lượng sinh vật bám trong ao, giúp cải thiện môi trường nuôi tốt hơn.
  • Dùng chế phẩm vi sinh để xử lý nước sao nhằm hấp thụ đi khí độc  NH3, phân hủy được lượng chất hữu cơ và hạn chế sự phát triển của tảo.

Áp dụng chế phẩm sinh học EMINA cho tôm

  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA cho tôm thật sự cần thiết vì môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản nói chung và tôm nói riêng là vô cùng quan trọng.
  • Chế phẩm sinh học EMINA trong thủy sản đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường, nâng cao chất lượng thủy sản mà trong đó phải kể đến đó là tôm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, an toàn và thân thiện với môi trường. Do vậy, chế phẩm sinh học EMINA là trợ thủ đắc lực giúp nông dân yên tâm về chất lượng các sản phẩm thủy sản của mình.
  • Lời khuyên dành cho hết thảy nông dân: hãy sử dụng chế phẩm sinh học EMINA để nâng cao sản lượng của tôm và hạn chế các bệnh gây hại cũng như thân thiện với môi trường.

Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua chế phẩm EMINA, Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *