Giải pháp nào cho bệnh chùn đọt trên cây chuối

MỤC LỤC

Bệnh chùn đọt trên cây chuối là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên chuối, nhất là trên chuối già, chuối cau. Theo nhiều nhà vườn, những cây chuối bị nhiễm bệnh chùn đọt chỉ có một cách duy nhất là đốn bỏ. Những năm gần đây bệnh càng mở rộng quy mô, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất của các nhà vườn.

Bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như là bệnh chuối đực, bệnh đuôi gà, bệnh chuối dụt hay bệnh sẹ,…

Bó tay” với bệnh chùn đọt trên cây chuối

Chị Mười Nghi ở ấp Tân Thới, xã Tân Hạnh (Long Hồ) cho biết, chị chuyển đổi 4,5 công ruộng lên liếp lập vườn trồng cây ăn trái từ năm 2007. Tranh thủ đất còn trống, chị trồng xen chuối già, chuối cau và chuối xiêm để “lấy ngắn nuôi dài”.

Chuối xiêm thì ăn bền cho đến nay, còn chuối già, chuối cau ăn được hơn 2 mùa thì bắt đầu xuất hiện bệnh chùn đọt. Năm đầu chỉ có vài cây, sau tăng dần và lan nhanh khắp vườn. Chị tưởng chuối bị tiêm, có sử dụng nhiều loại thuốc BVTV hoá họ quanh gốc nhưng không hết, cuối cùng đành đốn bỏ từ từ.

Mà có điều lạ là sau khi chặt bỏ cây mẹ thì cây chuối con mọc lên tiếp tục bị bệnh hoặc dùng dao đã chặt cây bị bệnh chặt cây chuối già khác không bị bệnh thì cây này sau một thời gian sẽ bị bệnh.

Những cây chuối bị bệnh có lá hẹp lại, đâm thẳng và bó xít vào nhau, cuống lá ngắn lại, lá giòn và rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những gân sọc màu xanh sậm.

Còn cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng. Còn cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trổ sẽ không thoát ra khỏi bẹ hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không được hoặc buồng trổ ra ngang thân.

"bó tay" với bệnh chùn đọt trên cây chuối
“Bó tay” với bệnh chùn đọt trên cây chuối

Rệp muội/ rầy mềm có phải là tác nhân gây bệnh?

Theo các nhà khoa học, bệnh chùn đọt chuối do một loại siêu virus có tên là Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây bệnh. Rệp muội/ rầy mềm (có tên khoa học là Pentalonia nigrovervosa) chỉ là  vật trung gian truyền bệnh  từ cây mẹ sang cây con qua đường giống hoặc từ cây này sang cây khác qua vết cắt.

Bệnh thường xuất hiện quanh năm những thường phát triển mạnh vào những tháng có độ ẩm cao. Qua quan sát thực tế, những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây,… thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.

Biểu hiện của bệnh chùn đọt trên cây chuối

  • Khi bị bệnh, lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, dễ rách. Trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sậm.
  • Khi bị nhiễm nặng, bụi chuối lùn hẳn, không trổ buồng hoặc nếu có thì buồng ngắn, quả nhỏ, dị dạng, phẩm chất kém, không có giá trị kinh tế.
  • Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 25 ngày sau khi bị rầy mềm truyền mầm bệnh cho cây.
  • Nếu một cây bị bệnh, sẽ lan ra hết các cây khác trong bụi. Nếu phá bụi bị bệnh, trồng cây mới vào đó thì sau một thời gian cây mới cũng bị nhiễm bệnh.
Biểu hiện của bệnh chùn đọt trên cây chuối
Biểu hiện của bệnh chùn đọt trên cây chuối

Không thể chữa trị, chỉ có thể phòng ngừa ngay từ đầu!

Bởi vì đây là căn bệnh do virus gây nên, vậy nên một khi cây đã bị nhiễm bệnh thì không thể chưa trị được. Vì vật muốn hạn chế bệnh, bà con phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính. Sau đây là một số biện pháp cơ bản bà con có thể tham khảo:

  • Vệ sinh vườn chuối thường xuyên bằng cách cắt tỉa bỏ lá già, lá khô, giữ vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong vườn nhất là vào mùa mưa để tiêu diệt rầy mềm truyền bệnh.
  • Với rầy mềm, có thể sử dụng chế phẩm sinh họ trừ sâu BT-EMI liều lượng 250ml + 2 lít nước cho phòng, và 350ml+ 2 lít nước cho trừ.
  • Chọn cây và giống sạch bệnh khi trồng
  • Tạo điều kiện cho cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt như đất thoáng khí, kiểm soát cỏ, đủ ẩm và đủ dinh dưỡng.
  • Phát hiện cây bệnh sớm, đào bỏ cả bụi và đào cả gốc, đưa ra khỏi vườn và xử lý triệt để bằng đốt lửa để tiêu diệt triệt để mầm bệnh.
  • Không trồng cây mới ngay cạnh các khu vườn mới bị nhiễm bệnh (chu kỳ sống của rệp chỉ 10-13 ngày nên sau khoảng thời gian này hãy cân đối trồng lứa mới) hoặc luân canh với các cây khác.
  • Phòng bệnh bằng cách kết hợp phun chế phẩm trừ bệnh EMINA-P cùng chế phẩm trừ sâu BT-EMI để phát huy tối đa công dụng.
Chế phẩm sinh học trừ bệnh EMINA-P
Chế phẩm sinh học trừ bệnh EMINA-P
Chế phẩm trừ sâu BT-EMI
Chế phẩm sinh học trừ sâu BT-EMI

Có thể bạn quan tâm:

Cách trị sâu đục thân trên cây chuối

Cách phòng trừ bệnh héo rũ Panama trên cây chuối

Cách phòng và điều trị bệnh nấm phấn đen trên cây chuối

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *