Quy trình chăm sóc cây sầu riêng

MỤC LỤC

Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Do yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn, các nước như Mã Lai và Thái Lan tập trung nghiên cứu và phát triển cây sầu riêng từ nhiều năm trước đây.
Nhờ có phương hướng phát triển rõ ràng, Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng đi nhiều nước và có rất nhiều tiến bộ về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng.
Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, có quy trình chăm sóc cây sầu riêng đúng kỹ thuật thì  sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.
Cây sầu riêng
Cây sầu riêng

Quy trình chăm sóc cây sầu riêng (theo khuyến cáo chung)

a. Giống

Trước đây đa số nhà vườn thường trồng sầu riêng bằng hạt, do sự hiểu biết về cây sầu riêng chưa nhiều. Đến nay, việc trồng sầu riêng bằng hạt không còn nữa bởi sầu riêng là cây thụ phấn chéo bắt buộc, do đó sự phân ly ở thế hệ sau là rất lớn. Ở những vườn trồng sầu riêng bằng hạt thường có chất lượng trái không đồng nhất và kém hơn so với cây mẹ.

Hiện nay, ở Miền Nam nước ta có nhiều giống sầu riêng được trồng với nhiều dạng trái, trọng lượng và phẩm chất khác nhau. Các giống sầu riêng được trồng phổ biến như: sầu riêng Thái Monthong, sầu riêng Ri6, sầu riêng Musaking,…

b. Kỹ thuật trồng

– Mùa vụ
Ở tỉnh Gia Lai, cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm nếu đảm bảo được nguồn nnước tưới. Nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa.
– Khoảng cách trồng
Sầu riêng là cây lâu năm, ưa sáng do đó cần trồng thưa để vườn được thông thoáng, cây khoẻ mạnh, nên trồng với khoảng cách 6 – 8m/cây, mật độ 120-200 cây/ha.
– Chuẩn bị đất trồng
Chọn những vùng đất màu mỡ (đất thịt, phù sa, đất đỏ badan,…) chủ động nước, có đê bao khép kính, có pH từ 5 – 6.- Trồng cây chắn gió. Sầu riêng là cây cao to nhưng gỗ dòn dễ gãy, do đó nên chọn cây có độ cao hợp lý, khó đổ ngã và chắc gỗ để trồng xung quang vườn làm cây chắn gió cho sầu riêng.
– Kỹ thuật canh tác và chăm sóc sầu riêng:

Bước 1: Đặt cây con
Bước 2: Trồng xen che phủ đất
Bước 3: Tỉa cành tạo tán
Bước 4: Tỉa hoa, tỉa bớt trái
Bước 5: Tưới nước và tỉa gốc
Bước 6: Bón phân hợp lý

c. Một số rủi ro khi trồng sầu riêng do sâu bệnh hại gây ra

Sầu riêng dễ mắc 1 số sâu bệnh hại như:

  • Bệnh thối gốc chảy nhựa
  • Bệnh thán thư
  • Bệnh nấm hồng
  • Rầy rệp
  • Sâu đục trái
<em>Quy trình chăm sóc sầu riêng của EMI Nhật Bản áp dụng lên vườn sầu tại Sóc Trăng</em>
Quy trình chăm sóc sầu riêng của EMI Nhật Bản áp dụng lên vườn sầu tại Sóc Trăng

Vì vậy, EMI Nhật Bản giới thiệu đến quý nhà nông quy trình chăm sóc sầu riêng do đội ngũ kỹ thuật của EMI biên soạn.

Xem chi tiết qua link dưới đây:

QUY TRINH VÀ KY THUAT CAY SẦU RIÊNG

quy trình và kỹ thuật trên cây sầu riêng
quy trình và kỹ thuật trên cây sầu riêng

Có thể bạn quan tâm:

Kỹ thuật làm bông sầu riêng mùa thuận

Cách ngăn chặn bệnh cháy lá sầu riêng

Cách xử lý đậu trái và nuôi dưỡng trái sầu riêng

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/

 

2 thoughts on “Quy trình chăm sóc cây sầu riêng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *