MỤC LỤC
Bệnh thối trái non trên cây dưa leo thường xuất hiện và gây hại vào thời điểm cây ra hoa và trái nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng và thu nhập của bà con nông dân.
Biết và hiểu về bệnh thối trái non trên cây dưa leo là một điều vô cùng cần thiết để phòng ngừa và có biện pháp điều trị thích hợp nhất để tránh sự tổn thất lớn cho bà con nông dân trồng dưa leo.
Bài viết này sẽ chia sẻ cho bà con tất tần tật về bệnh thối trái non trên cây dưa leo đê bà con hiểu và có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp, tránh gây ra những tổn thất về sau.
Cách nhận biết bệnh thối trái non trên cây dưa leo
- Khi cây bắt đầu cho ra hoa và những trái đầu tiên chính là thời điểm bệnh thối trái non xâm hại trên cây, làm quả dưa leo bị thối đen và rụng đi.
- Bên cạnh đó, bệnh thối trái đen làm cho quả dưa leo bị biến dạng, bị teo lại, làm giảm đáng kể năng suất cây trồng.
Dưa leo bị bệnh thối trái non
- Bệnh xâm hại trên cả hoa, lá là rễ của cây dưa leo, làm cho cây bị thối và chết đi.
Tác hại của bệnh thối trái non trên cây dưa leo
- Bệnh thối trái non trên cây dưa leo do loại nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora sp gây ra, ảnh hưởng đến số lượng lớn trái thu hoạch của bà con.
- Bệnh thối trái trên cây dưa leo là một loại bệnh rất nguy hiểm, vì có thể gây chết trên cây dưa leo bởi những tác hại mà chúng gây ra trên cây
- Bệnh không những gây hại trên quả non của cây dưa leo mà chúng còn gây hại trên cả gốc và rễ cây, gây ra hiện tượng thối gốc và làm chết cây
Do đó, có biện pháp phòng ngừa và điều trị là một điều vô cùng cần thiết để bảo vệ ruộng dưa leo khỏi tác hại của bệnh thối trái non.
Cách phòng ngừa bệnh thối trái non trên cây dưa leo
- Việc lựa chọn giống cây tốt trước khi gieo trồng là một điều vô cùng cần thiết để giúp cây phát triển tốt, có khả năng chống lại các loại bệnh và sâu hại, nhất là bệnh thối trái non.
- Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.
- Trồng cây với mật độ hợp lý và tạo sự thong thoáng cho cây bằng cách cắt tỉa những lá già và làm cỏ xung quanh gốc cây.
Cách điều trị bệnh thối trái non trên cây dưa leo
Tác hại của bệnh thối trái non trên cây dưa leo vô cùng nặng nề
Khi bà con phát hiện ruộng dưa leo có những dấu hiệu của bệnh thối trái non, bà con nên:
- Cắt bỏ và tiêu hủy những trái bị bệnh để tránh lây lan qua những cây lân cận
- Hạn chế tưới nước, nhất là vào buổi chiều để tránh mầm bệnh phát sinh
- Tạo rãnh thoát nước tốt cho ruộng dưa leo, để ngăn ngừa nấm phát sinh
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây dưa leo, để giúp ruộng có khả năng chống chọi lại bệnh thối trái non, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao giúp cây cho năng suất tốt, chất lượng và giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.
Tham khảo thêm các bệnh hại cây dưa leo:
Quản lý sâu bệnh hại trên cây dưa leo bằng vi sinh EMI Nhật Bản
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn