MỤC LỤC
Bén duyên với chế phẩm sinh học EMINA từ những ngày mới bắt đầu được đưa vào thử nghiệm, đến nay anh Cường ở Văn Chấn, Yên Bái đã cùng EMINA đồng hành trên gần hết các “mặt trận” cây trồng trên địa bàn.
Nói về quê hương mình anh Cường cho biết, Văn Chấn có diện tích chè lớn nhất tỉnh Yên Bái. Cuộc sống của bà con phụ thuộc chủ yếu vào cây chè. Nhận thấy trong quá trình canh tác, bà con có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhằm mục đích chăm sóc cây chè nhưng lại bị phản tác dụng.
Người dân ở Văn Chấn hái chè lúc sáng sớm
Thuốc bảo vệ thực mặc dù mang lại cái lợi trước mắt cho bà con nhưng về lâu dài lại gây hại cho “sức khỏe” đất đai, gây hại cho “sức khỏe” cây trồng và gây hại cho sức khỏe của chính bà con. Biểu hiện cụ thể đất trồng bị thoái hóa, vón cục, khô không còn ẩm xốp ngày càng rõ nét. Cây chè còi cọc, bật búp kém, nhiều lá già nhìn xác xơ đến xót lòng. Anh đã đưa chế phẩm sinh học EMINA ứng dụng trên cây chè ở quê hương mình.
Anh Cường cho biết, trong chế phẩm sinh học EMINA có các loại vi sinh vật có lợi giúp:
- Thay thế các thuốc hóa học trừ bệnh hại
- Hỗ trợ phân giải chất hữu cơ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón
- Giúp cây trồng tăng năng suất, tăng chất lượng mẫu mã.
Lợi ích là vậy nhưng nói xuông thì người dân không tin. Họ bán tín, bán nghi, sợ rằng đưa một sản phẩm lạ vào quá trình chăm sóc nương chè của mình, cây chè không thích ứng được sẽ gây hại cho cây.
Chế phẩm EMINA cho cây chè
Chị Hoa can đảm cùng EMINA tạo ra nương chè khác biệt
Gia đình chị Hoa ở nông trường Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Yên Bái là gia đình tiên phong, đã mạnh dạn đưa chế phẩm sinh học EMINA cho cây chè vào ứng dụng trên cây chè từ tháng 11/2017 và đã đạt được kết quả rõ rệt.
Trước đây, vào mỗi đầu mùa vụ, gia đình chị cũng thực hiện bón các loại phân hóa học nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chè đồng thời phun thuốc kháng bệnh cho cây. Tuy nhiên, sau một thời gian, cây vẫn có dấu hiệu xuất hiện nấm bệnh.
Các bệnh trên cây chè thường ồ ạt xuất hiện khi chè bắt đầu bật búp, như căn bệnh phồng lá chè xuất hiện các đốm vàng rồi chuyển sang nâu gây hỏng lá chè. Bệnh thối búp khiến các lá non, cành non và búp chè trở nên có màu đen và rụng nếu để bệnh này chuyển biến nặng hơn sẽ gây rụng lá, búp chè không thu hoạch được…
Hoặc như bệnh chết loang, nấm bệnh tấn công vào rễ, phá hủy rễ chè, cây không hút được chất dinh dưỡng rồi chết dần. Bên cạnh sâu bệnh hại chè, hiện tượng bám rêu trên cây chè khiến chị Hoa rất mệt mỏi. Rêu bám trên chè hút mất chất dinh dưỡng của cây, khiến cây phát triển còi cọc, khó bật búp ra lá chè mới.
Nương chè nhà chị Hoa sau khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA
Được sự tư vấn hỗ trợ kỹ thuật từ phía anh Cường, chị đưa chế phẩm sinh học EMINA thử nghiệm trên một nửa diện tích chè nhà mình theo đúng quy trình:
Phun lần 1: Vào thời điểm khi búp mới nhú lên 3cm- 5cm. Pha 0,2 lít chế phẩm sinh học EMINA với 20 lít nước phun ướt thân cây và 2 mặt lá.
Phun lần 2: Phun sau lần 1 từ 5 đến 7 ngày, cũng với tỉ lệ pha 0,2 lít chế phẩm sinh học EMINA pha với 20 lít nước phun ướt thân cây và 2 mặt lá.
Chế phẩm sinh học EMINA có thể sử dụng chung với thuốc trừ sâu, nhưng tuyệt đối không dùng chung với thuốc trừ bệnh.
Khác biệt giữa việc sử dụng EMINA và không sử dụng EMINA trong cùng một mùa vụ
Niềm tin vào chế phẩm sinh học EMINA được hồi đáp
Chị Hoa cho biết, sau khoảng 20 ngày nương chè nhà chị bắt đầu có sự khác biệt với nửa diện tích không sử dụng chế phẩm sinh học EMINA. Trên cây chè gần như không có dấu hiệu bị sâu bệnh, lá chè không xuất hiện các dấu hiệu như chấm vàng lá, khô lá, búp chè, lá non không bị chuyển thối đen. Cả khu vực chè xanh mơn mởn một màu.
Trước đây gia đình chị sử dụng phân bón lá nhiều, lượng phân dư thừa nhiều tạo điều kiện để rêu bám trên thân chè phát triển. Nhưng sau khoảng 3 tháng hiện tượng bám rêu trên thân cây chè giảm đáng kể. Bộ rễ của cây phát triển hơn tăng cường quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ vậy cây chè nhà chị phát triển tươi tốt.
Lá chè dày, xanh và tươi hơn, búp chè mập hơn, mật độ bật búp tăng lên khoảng 20-30%, búp chè cao hơn mức trung bình nên búp chè không bị mù, không bị xòe, giảm xơ gỗ đến 80%. Nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA cho cây chè mà sức sức đề kháng của cây tăng lên, các loại sâu bệnh khó có thể gây hại cho cây.
Xem thêm: Làm giàu nhờ trồng chè sử dụng chế phẩm sinh học EMINA tại Tân Cương, Thái Nguyên
Cây chè xanh mơn mởn một màu nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA
Chị chia sẻ thêm, chị rất bất ngờ về hiệu quả của chế phẩm sinh học EMINA. Không chỉ cây phát triển tốt mà đất đai ở nương chè cũng thay đổi, đất mềm, xốp, ẩm hơn trước đây. Hơn nửa năm nay gia đình chị không còn cần sử dụng thuốc bệnh hóa học để chữa bệnh trên cây chè nữa.
Năng suất chè nhà chị tăng lên, mẫu mã cũng đẹp hơn nên được giá hơn những mùa vụ trước và cũng hơn giá so với mặt bằng chung của vụ. Sau khi tính tổng hết tất cả các chi phí thì chi phí dành cho chăm bón chè giảm 1/3 so với những năm trước. Chị mừng lắm.
Về sự thay đổi của đất, anh Cường cho biết rằng, địa hình tại địa phương có độ dốc nhất định nên đất dễ bị rửa trôi cộng thêm việc bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học càng làm cho đất bị thoái hóa nhanh hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sẽ cộng tác với các vi sinh vật có lợi có sẵn trong đất giúp cải tạo đất, tăng chất mùn trong đất. Các loại khoáng chất trong đất sẽ được gắn kết lại với nhau, giúp giữ lại chất dinh dưỡng và nước cho cây. Nhờ vậy đất tốt, cây cũng phát triển hơn.
Nương chè nhà chị Hoa xanh hút mắt sau sử dụng chế phẩm sinh học EMINA
Chị Hoa dành rất nhiều lời khen ngợi dành cho chế phẩm sinh học EMINA và đặc biệt gửi lời cảm ơn đến anh Cường, có anh Cường chị mới biết đến và sử dụng chế phẩm sinh học cho cây chè. Nhờ vậy mà chị nhàn hơn rất nhiều. Chị Hoa cho biết không chỉ mẫu mã chè đẹp mà hương chè cũng thơm hơn, vị chè cũng đượm, đậm đà hơn.
Để có được sự tin tưởng của người nông dân, hành trình trinh phục mọi vườn cây của anh Cường có không ít nhọc nhằn. Nhưng với anh tất cả đó chẳng thấm gì, với anh điều làm anh thấy hạnh phúc nhất, viên mãn nhất vẫn là những việc làm của mình có thể giúp người nông dân vơi bớt được bao nỗi lo về cây trồng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch không hóa chất.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn