MỤC LỤC
Các loại bệnh do nhiễm giun, cầu trùng, các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, và bệnh viêm rốn là những bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của người chăn nuôi. Bài viết hôm nay xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo những phương pháp phòng và trị những căn bệnh giun phổi, bệnh cầu trùng, bệnh viêm phế quản và bệnh viêm rốn một cách hiệu quả và ít tốn kém.
Bệnh giun phổi ở bò sữa
Bệnh ở bò sữa
a.Triệu chứng bệnh giun phổi ở bò sữa
Nguyên nhân gây bệnh là một loại giun nhỏ như sợi chỉ có màu trắng, sống và kí sinh trọng khí quản và phế quản của bò.
- Bệnh thường gặp ở bê từ 3 đến 6 tháng tuổi, gây các kích ứng tại niêm mạc khí quản của bò.
- Làm bò bị ho nhiều, khó thở, thở yếu khò khè, chảy nước dãi, nước mũi lầy nhầy, dịch mũi và có lẫn máu.
- Bò biểu hiện lờ đờ, có nhịp thở tăng nhanh và uống ít nước.
b. Điều trị bệnh giun phổi ở bò sữa
Các loại thuốc nên sử dụng như Hanmectin 25, tiêm liều lượng 4ml/50kgP, thuốc Mevenbet hoặc Levamisol, tiêm với liều lượng 2ml/10kgP.
Bệnh cầu trùng ở bê
Bệnh ở bò sữa
a. Triệu chứng bệnh cầu trùng ở bò sữa
Nguyên nhân gây bệnh là do 1 loại cầu trùng sống và ký sinh ở đường ruột bò có tuổi thường là từ 2-4 tháng tuổi.
- Bệnh cầu trùng thường gây tổn thương đến lớp nhung mao và đến các lớp cơ tại thành ruột và gây bong tróc lớp niêm mạc ruột của bò.
- Gây xuất huyết, dẫn đến tình trạng bò thường bị tiêu chảy trong phân thường bị lẫn lầy nhầy và lẫn máu, bò cong lưng, cong đuôi rặn khi đi ỉa nhưng ra phân ít.
- Bò sốt do chất độc cầu trùng tiết ra.
b. Điều trị bệnh cầu trùng ở bò sữa
Để điều trị bệnh cầu trùng có hiệu quả thì có thể dùng một số thuốc như sau: thuốc Han-Pisepton, dùng dạng uống liều 5g/10kgP, Hancoli-Forte, dùng uống liều 2g/10kgP, Gentacostrim, dùng với liều 2g/10kgP
Có thể kết hợp sử dụng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn đường ruột, sử dụng những bài thuốc dân gian để làm se niêm mạc ruột bò bệnh như búp chè, lá ổi, quả hồng xiêm….
Bệnh viêm phế quản – phổi ở bê
a.Triệu chứng bệnh viêm phế quản – phổi ở bê
- Bê bị bệnh viêm phế quản – phổi ở bê sẽ có biểu hiện sốt cao 40-41oC, mệt mỏi, bị ủ rũ và bỏ ăn, bị chảy nước mắt, nước mũi và dãi.
- Bê khó thở, thở có tiếng như tiếng vò tóc, ho nhiều đặc biệt về đêm và sáng sớm.
b. Điều trị bệnh viêm phế quản – phổi ở bê
Bệnh viêm phế quản – phổi ở bê do vi khuẩn gây ra vì vậy người nuôi có thể dùng các loại kháng sinh để hỗ trợ điều trị và có thể dùng một số loại kháng sinh sau đây: kháng sinh Penicilin liều 15.000 UI/1kgP kết hợp Streptomycin liều 5-10mg/kgP, Kanamycin liều dùng 1ml/10kgP hoặc Ampi-kana liều 10mg/kgP, Tylosin liều 1ml/10kgP, Gentamycin liều 6-8ml/100kg, kháng sinh cần được tiêm liên tục 3-5 ngày, tiêm bắp 2 lần/ngày.
Cần kết hợp các loại thuốc trợ lực cho bê
Trên đây là phương pháp phòng và trị bệnh gium phổi, bệnh viêm phế quản-viêm phổi, bệnh cầu trùng ở bò sữa, nhất là bê. Hy vọng người nuôi có được những kiến thức nông nghiệp cần thiết để có thể phòng và trị bệnh tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Điều trị bệnh cảm nóng, bệnh chướng hơi dạ cỏ, bệnh cảm nắng, bệnh ngộ độc ở bò sữa
Hội chứng ỉa chảy, bệnh giun đũa ở bê và bệnh sán lá gan bò sữa
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan