Hội chứng ỉa chảy, bệnh giun đũa ở bê và bệnh sán lá gan bò sữa

MỤC LỤC

Bệnh sán lá gan bò sữa, bệnh giun đũa, và hội chứng ỉa chảy ở bê là những bệnh thường gặp ở bò sữa thì và những bệnh này thường có những biểu hiện tương tự nhau và có thể ghép bệnh. Những bệnh trên gây cho bò suy nhược, chết hoặc cho sản phẩm kém chất lượng, năng suất giảm.

Điều trị bệnh triệt để là biện pháp phải được thực hiện ngay để hạn chế hậu quả thấp nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo những nội dung dưới đây.

Bệnh sán lá gan bò sữa

Bệnh sán là gan ở bò sữa

Bệnh sán là gan ở bò sữa

a. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sán lá gan

Nguyên nhân gây bệnh là sán hình lá cây chuyên kí sinh trong gan của bò sữa và gây ra những triệu chứng như viêm gan, tổn thương mô gan, bò gầy yếu, bắp thịt và mỡ teo tóp, mắt nhạt, thiếu máu, phù hầu, yếm, ít hoặc bỏ ăn, hệ tiêu hóa làm việc kém và đi phân nát.

b. Điều trị bệnh sán lá gan bò sữa

Điều trị sán lá gan bằng các loại thuốc như Han-dptil B liều 1 viên/50 kg, Tolzan liều 1 viên/100kg, tăng cường công tác hộ lý và chăm sóc cẩn thận cho con bò đang bệnh.

Hội chứng bệnh ỉa chảy ở bê

Bệnh ỉa chảy ở bê

Bệnh ỉa chảy ở bê

a. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ỉa chảy ở bê

Nguyên nhân có thể do nhiễm giun lươn, giun đũa, cầu trùng, vi khuẩn E.coli. Biểu hiện thường là bò uống nhiều nước, ít ăn hoặc bỏ ăn, không nhai lại.

Nếu nhiễm e.coli thì phân nhão màu vàng chuyển sang trắng có mùi tanh khẳm.

Nếu nhiễm cầu trùng thì phân sệt, lẫn niêm mạc ruột và máu hoặc có màu nâu, mùi tanh khó chịu.

Nếu nhiễm giun đũa thì phân nhổn hoặc sệt màu trắng rất thối. Bò sau này ỉa lòng, phân sệt ở đuôi và hậu môn.

Nếu nhiễm giun lươn thì bò bị viêm ruột, ỉa chảy phân vàng, bò mất nước nhanh chóng, mắt thũng da nhăn, chết do kiệt nước.

b. Điều trị bệnh ỉa chảy ở bê

Điều trị bệnh ỉa chảy chung bằng cách cho bê ngừng hoặc giảm các chất đạm và giảm ăn, cho uống các chất nước điện giải, đường đẳng trương nhiều để bù nước, truyền nước muối sinh lý NaCl 0,9% cho 1 lít nước qua tĩnh mạch.

Khi đã xác định nguyên nhân là do vi khuẩn thì dùng các loại kháng sinh như Ampicilin, Sulphamides,  Kanamycin,Tetracylin, với liều mạnh, sớm và đúng kỹ thuật, đồng thời dùng thêm các thuốc đặc trị tiêu chảy khác.

Nếu xác định nguyên nhân là do các loại ký sinh trùng thì có thể dùng thuốc tẩy giun như Levamysol 7,5% liều lượng 1 ml/10kg hoặc Hanmectin 25 với liều 2ml/25kg, đồng thời có thể kết hợp với một số phương pháp trị tiêu chảy bằng thảo dược tự nhiên sẽ giúp làm se niêm mạc ruột như búp chè, lá ổi…

Bệnh giun đũa ở bê

a. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh giun đũa ở bê

bệnh giun đũa là do 1 loại giun có hình giống như chiếc đũa, xâm nhập và sống ký sinh ở các khu vực ruột của bên nhất là ruột non bê, nên con vật thường có những biểu hiện như đau bụng, nằm ngửa ra chuồng và giãy chân vào không khí, đạp đạp vào vùng bụng và chân bơi như bơi chèo. Bò bệnh chậm chạp lờ đờ, di chuyển không vững vàng, lưng cong hõm, bụng trương phình, biếng ăn, lười vận động, hay nằm 1 chỗ. Đồng thời bò ỉa chảy do nhiễm độc tố giun tiết ra, phân lỏng chuyển từ xám qua trắng và có mùi tanh khó chịu.

b. Điều trị bệnh giun đũa ở bê

– Thuốc Tayzu cách sử dụng uống 1gói 4g/20kgP bê

– Thuốc Han mectin 25: cách sử dụng tiêm 4ml/50kgP bê

– Thuốc Levamisol 10% cách sử dụng tiêm 1ml/10kgP bê

– Thuốc Han-Deptil B: cách sử dụng uống 1viên/50kgP bê

Trên đây là những phương pháp hiệu quả để trị bệnh. Tuy nhiên, để bệnh không có điều kiện phát sinh thì công tác vệ sinh chuồng trại và dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng. Chuồng trại cần vệ sinh đúng cách theo chu kỳ, và chế độ dinh dưỡng cần được bổ sung chế phẩm vi sinh giúp bò tăng trưởng mạnh mẽ và chống chọi mầm bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

2 Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan