5 yếu tố cần quan tâm khi trồng lúa hữu cơ

MỤC LỤC

Cùng với sự chuyển mình của sản xuất các loại nông sản sang cấp độ nông sản sạch, theo hướng hữu cơ, lúa là một nông sản quan trọng cần được đặc biệt quan tâm bởi nó là mặt hàng  có cơ số tiêu thụ lớn, sử dụng hằng ngày, không thể thiếu cho mỗi gia đình và bởi diện tích trồng lúa cả nước hiện nay có tới gần 7 triệu ha canh tác/năm.

Tuy nhiên, để làm lúa theo hướng sạch, lúa hữu cơ và sản xuất theo quy trình Emi Nhật Bản đạt hiệu quả mong muốn cần quan tâm xử lý tốt một số nội dung sau:

Trồng lúa hữu cơ cần không sử dụng thuốc hoá học

Khắc phục các tác động xấu ở mức cao nhất có thể trên những cánh đồng, thửa ruộng có tập quán có sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ, trừ ốc bươu vàng

Không sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ trên ruộng lúa hữu cơ là điều kiện lý tưởng nhất, vì độc tố của các loại thuốc này luôn tồn dư lâu trong đất, tàn phá hệ sinh thái ruộng lúa. Đây là bài toán khó cho những khu ruộng lúa gieo thẳng (xạ lúa) bởi vì nguy cơ cỏ mọc, phát triển lấn át lúa là rất lớn.

Nhất là khi để ruộng cạn nước quá lâu sau gieo thẳng, hoặc mặt ruộng không phẳng, chỗ cao cỏ mọc, chỗ thấp hạt giống trẩm, thối; làm cỏ thủ công ít khả thi trong bối cảnh này vì chi phí nhân công lớn, nhất là làm lúa trên quy mô diện tích rộng.

Khi tình thế bắt buộc phải sử dụng thuốc trừ cỏ thì lưu ý sau khi phun để cách ly 7-10 ngày sau mới nên sử dụng chế phẩm vi sinh, bởi lúc này tác động của hoạt chất hóa học đã giảm đáng kể.

Phun hóa chất trừ ốc bươu vàng cùng tương tự, sử dụng sớm và kết thúc từ đầu vụ, khi cây lúa còn nhỏ. Chọn thuốc có nguồn gốc sinh học thực sự để dùng diệt trừ 2 đối tượng này là điều luôn nên làm, song lựa chọn được đúng chúng trên thị trường tràn ngập hiện nay là điều khó khăn.

Ruộng lúa xử lý thuốc diệt ốc bươu vàng - cần xử lý đất ruộng đảm bảo khi dùng vi sinh cho cây lúa
Ruộng lúa xử lý thuốc diệt ốc bươu vàng – cần xử lý đất ruộng đảm bảo khi dùng vi sinh cho cây lúa

Tận dụng hiệu quả tàn dư còn lại trên ruộng

Tàn dư cây lúa (rơm, rạ, thóc lép…) là nguồn vật chất hữu cơ cần trả lại cho ruộng lúa càng nhiều càng tốt khi mà một phần trong số đó là hạt lúa con người đã lấy đi.

Ruộng gặt xong, để nguyên gốc rạ (nếu rơm không mang đốt, nên được băm nhỏ để máy có thể lồng đất được càng tốt), giữ nước ruộng vừa phải và phun Emina (đổ gốc) đều trên ruộng, lên khắp thân rơm, rạ rồi đưa máy vào lồng đất (hoặc dùng trâu cày, bừa).

Sau 10-15 ngày, nguồn hữu cơ này sẽ mục nát trở thành nguồn phân bón hữu cơ cho đất trong khi nhờ có vi sinh vật đưa vào, các khí độc do phân hủy hữu cơ bị triệt tiêu hoặc được tạo ra rất hạn chế, không gây tác động thối rễ lúa.

Xử lý nguồn hữu cơ trên ruộng ngày sau vụ gặt bằng vi sinh đổ gốc Emina tại Nam Định vụ mùa 2022
Xử lý nguồn hữu cơ trên ruộng ngày sau vụ gặt bằng vi sinh đổ gốc Emina tại Nam Định vụ mùa 2022

Phòng trừ sâu bệnh định kỳ bằng chế phẩm sinh học

Phun chế phẩm cho mạ gieo được quan tâm, thực hiện tốt

Sản xuất lúa hữu cơ phun vi sinh từ trên ruộng mạ (đối với mạ để cấy) là phương châm kiểm soát sâu, bệnh và kích rễ mạ khả thi và hiệu quả nhất vì trên diện tích nhỏ dễ thực hiện đủ, chính xác các tác động đến cây mạ so với khi mạ đã cấy ra ruộng rộng, tốn công và khó phun hơn.

Trong điều kiện gieo thẳng, phun cho lúa lúc 3-4 lá không nên bỏ qua vì các chế phẩm vi sinh sẽ giúp cây tránh được nguy cơ nghẹt rễ, vàng lá.

Thực hiện đủ việc phun định kỳ 3-4 lần trong suốt thời kỳ lúa sinh trưởng, phát triển

Các giai đoạn quan trọng như giai đoạn mạ (hoặc 3-4 lá đối với lúa gieo thẳng), đẻ nhánh, bắt đầu trỗ, hạt vào sữa đã được xác định cần phun chế phẩm đầy đủ (Emina –P, BT-Emi) để phòng bệnh, sâu xuất hiện, ngăn chặn các cao  điểm phát sinh, gây hại của bệnh (đạo ôn phát triển lên cổ bông, khô vằn khi lúa trỗ, bạc lá…), sâu (sâu đục thân gây bông bạc; rầy nâu phá lúa lúc đứng cái, trỗ; bọ xít hại lúa vào kỳ ngậm sữa…).

Sử dụng đúng, đủ quy trình thường giúp ruộng lúa sạch sâu, bệnh, không khải xử lý diệt trừ. Động thái ruộng thường thấy là lúa đẻ khỏe, động thái phát triển tốt, bông nhiều, hạt mẩy, chắc và hạt thóc rất sáng màu.

Bà con nông dân phun vi sinh lần 2 cho lúa Emi hữu cơ ST25 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (26/7/2022).
Bà con nông dân phun vi sinh lần 2 cho lúa hữu cơ ST25 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (26/7/2022).

Phun trừ sâu, bệnh kịp thời theo hướng dẫn trong trường hợp xuất hiện

Khi đã thực hiện đầy đủ quy trình phun nêu trên, với lúa Emi hữu cơ nhìn chung sâu, bệnh ít phát sinh. Tuy nhiên, nếu có xuất hiện thì việc phun trừ cần thực hiện kịp thời theo hướng dẫn về nồng độ cần sử dụng chế phẩm.

Tăng cường phân bón hữu cơ và các nguồn hữu cơ khác

Trong khi phân bón hóa học sử dụng nhiều, lâu ngày gây tác động xấu tới kết cấu đất, thì phân hữu cơ ngược lại bên cạnh việc thúc đẩy tạo kết cấu đất tốt, tơi xốp, nhiều mùn và dinh dưỡng còn tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển, phát huy hiệu quả.

Việc không sử dụng hoặc giảm sử dụng phân bón hóa học yêu cầu phải tăng thêm liều lượng bón phân hữu cơ. Mức đầu tư 15-20 tấn phân hữu cơ hoặc phân chuồng/1 ha có thể không cần dùng tới phân bón hóa học.

Tuy nhiên đây là mức đầu tư lý tưởng vì hiện nay lượng phân chuồng huy động từ quy mô chăn nuôi gia đình rất hạn chế. Emi từ lâu đã khuyến cáo giải pháp bổ sung hữu cơ khả thi và rất hiệu quả là tận dụng các vật liệu hữu cơ giàu dinh dưỡng (cá, đậu tương, hoa quả, chuối, trứng; các loại vỏ chuối, dứa, vỏ hạt cà phê; phần phụ của rau, củ, quả, thức ăn thừa…).

Ủ cùng vi sinh Emina để tạo ra phân bón dạng dịch lỏng giàu dinh dưỡng hữu cơ, dễ tiêu (dịch ủ từ cá cho thành phần đạm hữu cơ lên tới 50%) , giúp cây trồng hấp thu được ngay.

Ủ phân cá, đậu tương tạo nguồn dinh dưỡng hữu cơ cao để bón cho lúa
Ủ phân cá, đậu tương tạo nguồn dinh dưỡng hữu cơ cao để bón cho lúa

Dung dịch gốc tạo ra từ cách này được pha loãng theo nồng độ hướng dẫn để phun lên thân lá cây lúa (cũng như các cây trồng khác) đạt hiệu quả cao vào thời kỳ đẻ nhánh, con gái hoặc chuẩn bị làm đòng.

Phần cặn, bã sau ủ rất tốt khi được bón vào gốc cây, vào đất trồng. Cách làm này hiện nay đang được các hộ gia đình trồng tiêu, cà phê, sầu riêng, chanh dây, thanh long… ở khu vực Tây Nguyên áp dụng phổ biến và cơ bản thay cho phân bón hóa học, tăng chất lượng nông sản trong điều kiện giá phân bón hóa học đang tăng cao. Trồng lúa hữu cơ nên tiếp cận cách làm này!

Chủ động và kiểm soát tốt chế độ nước cho ruộng lúa hữu cơ

Sản xuất lúa hữu cơ, nước cho ruộng lúa cần đảm bảo chủ động nhằm hạn chế cỏ dại giai đoạn gieo xạ hoặc cấy, đủ ẩm độ cho lúa và vi sinh phát triển, phát huy tác dụng. Phun vi sinh EMI khi cày, bừa chuẩn bị đất mà để nước ruộng quá nhiều cũng làm giảm tác dụng phân hủy hữu cơ của vi sinh vật do bị làm “loãng lực lượng” của vi sinh.

Các giai đoạn cần phun theo quy trình yêu cầu nếu để ruộng khô hạn cũng gây hạn chế hoạt động, tác dụng của vi sinh. Chất lượng cước cho ruộng lúa không yêu cầu cao, song cần tránh nguồn nước đưa vào lấy từ nước thải các nhà máy chế biến, nước thải khu công nghiệp làm hại cây, hại đất, làm chết hoặc giảm tác dụng của các chủng vi sinh đưa vào ruộng.

Những nội dung nêu trên cần được quan tâm thực hiện đúng và đầy đủ khi tổ chức sản xuất lúa theo quy trình Emi để có sản phẩm lúa sạch hoặc lúa Emi hữu cơ (sạch hóa chất, cơm dẻo, vị đậm, hương thơm tự nhiên) cung cấp cho tiêu dùng.

Riêng đối với sản xuất lúa hữu cơ bằng mô hình Lúa – Rươi, Lúa – Cá, hoặc Lúa- Tôm… cần đặc biệt lưu ý chỉ sử dụng chế phẩm vi sinh Emi cho khâu kiểm soát sâu, bệnh trên cây lúa; tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học vì nguy cơ làm chết hoặc kìm hãm rươi, tôm, cá phát triển.

Phân bón hóa học cũng cần giảm tới mức tối thiểu và cần thay bằng phân hữu cơ vì các vật nuôi đồng hành cùng cây lúa nêu trên, kể cả các chủng vi sinh vật đưa vào ruộng, đều rất mẫn cảm và phải chịu đựng đối với các hóa chất đưa vào môi trường ruộng lúa nếu được đưa vào từ nguồn phân hóa học.

Một số điển hình làm lúa hữu cơ theo EMI thành công thời gian qua như tại xã Quất động (Thường Tín, Hà Nội) vụ Xuân 2022 ; Daza Farm (Đông Hưng, Thái Bình) vụ Xuân 2022, hay làm Lúa – Rươi Emi rất thắng lợi như xã An Thanh, Quang Trung (Tứ Kỳ, Hải Dương) vụ Mùa 2021 và vụ Xuân 2022 … cũng nhờ sử dụng vi sinh, tuân thủ chặt chẽ quy trình Emi và xử lý linh hoạt các vấn đề thực tế trên đồng ruộng.

Tham khảo: Mô hình trồng lúa rươi ở Hải Dương

Sản xuất lúa hữu cơ theo EMI Nhật Bản tại Quất Động, Thường Tín
Sản xuất lúa hữu cơ theo EMI Nhật Bản tại Quất Động, Thường Tín

Hy vọng đây là những chia sẻ, tham khảo bổ ích cho các cá nhân, tập thể và các địa phương khi có thông tin đầy đủ và có mong muốn sản xuất lúa hữu cơ theo quy trình và cách làm của Công ty Emi Nhật Bản.

                                                                              Hà Nội, tháng 8/2022

                                                                          Đình Minh– Emi Nhật Bản

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *