MỤC LỤC
Su su là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình vì chúng có tính mát và lành. Không chỉ trồng lấy quả mà ngọn su su ăn cũng rất mềm và ngọt. Trong nhiều năm qua mô hình trồng su su đã phổ biến trên nhiều tỉnh thành vùng Trung du và miền núi phía Bắc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người dân nơi đây.
Su su là cây trồng rất ít bị bệnh, tuy nhiên vẫn có một số loại bệnh phổ biến trên cây su su mà người trồng cần chú ý để cây su su đạt năng suất tối đa. Bài viết này điểm danh 3 loại bệnh thường gặp trên cây su su và cách phòng trừ cụ thể để bà con tham khảo trong quá trình canh tác.
Bệnh thán thư gây hại trên cây su su
Nguyên nhân:
- Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây ra. Bệnh thường gây hại nặng khi gặp thời tiết thất thường, nắng mưa xen kẽ. Những giàn su su bị ánh nắng trực xạ khi gặp nhiệt độ cao sẽ làm bệnh phát sinh gây hại nặng.
- Bệnh dễ lan lan theo gió, mầm bệnh trong đất phân phối qua nước bắn vào cây. Khi cây bị nhiễm bệnh không chỉ ở thân và còn ở lá, quả, tồn đọng trong đất; lây nhiễm sang hạt giống và phân phối lại trong lần gieo trồng tiếp theo.
- Bệnh phát triển mạnh nhất trong 2 mùa là mùa xuân và mùa thu.
Biểu hiện bệnh:
Bệnh thường gây hại nặng trên các lá bánh tẻ, các lá già và cuống quả,…
- Trên lá: đầu tiên là các đốm màu vàng xanh, sau đó vết bệnh lan rộng rất nhanh, nhất là khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Nhiều vết bệnh đan kết vào nhau làm cho lá su su biến vàng và chết rất nhanh thành màu nâu xám. Những lá bị chết do bệnh thán thư thường không rụng mà vẫn bám trên thân, lây lan sang các lá cây khác. Bệnh thán thư trên lá thường phát sinh lây lan nhanh chóng làm cho lá su su chết từng đám lớn. Những giàn su su bị bệnh nặng làm giảm năng suất ngọn và quả rõ rệt.
- Trên cuống quả: Vết bệnh thán thư thường là các đốm màu nâu nhạt và hơi lõm xuống. Khi bị hại nặng quả su su bị rụng sớm; bị hại nhẹ thì quả dị dạng không đều.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống sạch bệnh
- Tiêu huỷ những lá hay quả bị nhiễm bệnh, chú ý cắt cả cuống lá
- Quá trình bón phân cần cân đối hàm lượng N, P, K; không nên bón thừa đạm, sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh trên cây.
- Ngay từ giai đoạn làm đất, làm giàn nên phun chế phẩm vi sinh trừ bệnh EMINA-P và chế phẩm vi sinh đổ gốc EMINA để phòng trừ bệnh.
Bệnh vàng lá trên cây su su
Bệnh vàng lá trên cây su su có rất nhiều lý do, bà con nên quan sát kỹ triệu chứng của cây để biết nguyên nhân chính xác để biết cách phòng trừ hiệu quả. Một số nguyên nhân gây vàng lá trên cây su su như sau:
- Cây bị thối rễ: Khi cây bị thối rễ lá sẽ vàng từ gốc lên, các lá trên cây héo dần, nguyên nhân thường do các loại nấm bệnh, gặp điều kiện ẩm ướt phát sinh gây thối rễ.
- Trường hợp này rất khó để chữa kể cả khi phát hiện sớm. Nếu cây mới trồng thì nên nhổ bỏ cây và trồng cây mới. Ngay từ giai đoạn làm đất, lên chuẩn bị thật kỹ, phun chế phẩm vi sinh đổ gốc EMINA để phân giải các thành phần khó tiêu trong đất đồng thời tiêu diệt nấm bệnh trong đất.
- Cây bị côn trùng tấn công: Có nhiều loại côn trùng chích hút như rệp tấn công cũng khiến lá cây bị vàng. Bà con có thể nhận biết bằng cách lật mặt dưới của lá xem có các côn trùng trú ngụ hay không.
- Sử dụng chế phẩm sinh học BT-EMI phun liều lượng 250ml+ bình 20 lít để trừ côn trùng gây hại rất hiệu quả.
- Cây bị bệnh khảm vàng lá do virus: Bệnh lây lan do một số loại côn trùng như bọ phấn trắng mang virus. Nếu thấy lá non bị vàng mà không phát hiện ra côn trùng chích hút thì chính là cây bị vàng lá do virus. Cắt tỉa toàn bộ lá bệnh (kể cả ngọn) kết hợp phun cùng chế phẩm sinh học BT-EMI để phòng trừ côn trùng gây hại.
Bệnh xoăn lá, rụt ngọn trên cây su su
Nguyên nhân và biểu hiện:
- Do côn trùng chích hút chích nhựa ở ngọn gây ra. Thường là rệp, bọ phấn rầy.
- Nguyên nhân thứ 2 có thể do virus gây ra.
- Cả 2 nguyên nhân này đều dẫn tới việc lá không phát triển được và xoăn lại. Các lá non ở ngọn khi mới ra đều sun lại gây ra hiện tượng xoăn ngọn ở cây su su.
Biện pháp khắc phục:
- Trong trường hợp su su bị xoăn ngọn do côn trùng như rệp, rầy (khi kiểm tra lá bà con thấy được) thì bà con có thể phòng trừ bằng cách phun chế phẩm sinh học BT-EMI liều lượng 250ml + 20l nước phun cho cây để tiêu diệt những đối tượng côn trùng này.
- Nếu nguyên nhân do virus, thì vật chủ trung gian chính là bọ nhảy hoặc bọ phấn trắng. Hiện chưa có thuốc đặc trị được virus trên thị trường nên nếu cành nào đã nhiễm bệnh bà con tiêu huỷ ngay để tránh lây lan sang cành lá khác, kết hợp phun phòng cùng chế phẩm sinh học BT-EMI liều lượng 250ml + 20l nước phun cho cây để tiêu diệt những đối tượng côn trùng này.
Có thể bạn quan tâm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm:
https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/