2 mô hình nuôi trùn quế hiệu quả nhất

MỤC LỤC

I. Mô hình nuôi trùn quế hiệu quả tại nhà 

Điều kiện 

Để có một mô hình nuôi trùn quế tại nhà, bạn cần cẩn thận và tỉ mỉ theo dõi các điều kiện sau:

Nhiệt độ thích hợp để tự nuôi trùn quế tại nhà là từ 20-30 độ C. Vào mùa đông, phải che chắn thật kỹ, thắp đèn sưởi nhiệt mở mức độ thích hợp vào ban đêm. Tránh để cho quế bị ngủ đông hoặc chết cóng. Mật độ thả trùn quế không nên quá dày đặc và cũng không nên quá thưa.

Đất nuôi là yếu tố quan trọng tạo môi trường cho giun sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Điều kiện cho chất lượng đất đạt là chuẩn theo yêu cầu tơi xốp- dinh dưỡng- sạch. Đồng thời độ ẩm và pH của đất phải nằm trong ngưỡng phát triển của giun (pH và độ ẩm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của trùn- xem thêm tại bài viết: “Tại sao nuôi trùn quế lại phổ biến đến vậy?“)

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Thùng xốp có nắp (hoặc xô có nắp)  kích thước trung bình 50 x 35 x 20 cm. Ở dưới đục lỗ thoát nước đường kính khoảng 5 mm. Chú ý lót vật liệu để ngăn không cho giun bò ra ngoài mà nước vẫn thoát ra được. Thùng xốp nuôi giun cần đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun hàng ngày, đồng thời không được thay đổi nhiệt độ của thức ăn, quế rất nhạy cảm với vấn đề này. Vì vật cần có lỗ thoát nước để đảm bảo phần thức ăn bên dưới không bị quá ẩm.
  • Đất ẩm
  • Thức ăn cho trùn
  • Giống trùn quế (xem cách mua giống trùn tại: …..)
  • Tấm bạt tối màu hoặc bao tải tối màu hoặc nắp đậy để che lên trên vì trùn quế rất sợ ánh sáng.

Mô hình nuôi trùn quế tại nhà

Mô hình nuôi trùn quế tại nhà bằng thùng xốp

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Cho trùn quế giống vào thùng xốp và rải đều. Thùng nuôi trùn nên kê cao hơn mặt đất khoảng 10cm và được để những chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Bước 2: Chuẩn bị thức ăn cho trùn quế và hướng dẫn cách cho ăn đúng.

xem thêm bài viết: thức ăn cho trùn quế và cách cho quế ăn

Bước 3: Thu hoạch

Cách 1: gạt 5-7cm lớp trên cùng của sinh khối (trùn thường sống ở lớp này) sang 1 bên thùng, sau đó lấy phân bên dưới. Có thể lẫn 1 ít trùn trong lớp phân dưới, bạn có thể bỏ lại thùng hoặc cứ mang bón cho cây, rồi tưới ẩm. Trùn có trong phân sẽ tiếp tục sống trong đất cày xới, giúp đất tơi xốp hơn.

Cách 2: Dùng bạt để ngoài ánh sáng mạnh, đổ trùn ra bạt thành tùng mô đất cao, trùn sợ ánh sáng nên sẽ chui hết xuống dưới, dùng tay gạt phân từ đỉnh sang 2 bên thì đống ở giữa là trùn, phần gạt sang 2 bên là phân.

II. Mô hình nuôi trùn quế quy mô lớn

Bên cạnh mô hình nuôi trùn quế tại nhà, mô hình nuôi trùn quế quy mô lớn cũng cần chuẩn bị các điều kiện về chuồng nuôi và kỹ thuật phức tạp hơn, cụ thể như sau:

Chuẩn bị chuồng nuôi giun quế

  • Vật liệu làm chuồng: gạch, tấm gỗ hoặc thân chuối.
  • Mái che bằng rơm rạ, lá cọ, lá dừa, bạt phủ,.. có độ cao từ 1,8-2m trong đó 0,3-0,5cm đóng chìm xuống đất vì mái nếu thấp quá sẽ khó thu hoạch, cao quá dễ bị mưa hắt.
  • Nền chuồng có thể sử dụng phân chuồng hoặc đất làm nền, đảm bảo độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, pH ổn định. Phân chuồng nên ủ hoai trước khi làm nền. Trải nền phẳng dày từ 10-20cm, tưới nước lên trên để ẩm độ đạt 60-70%, nên rải nền 2-3 ngày rồi mới thả giống
  • Chuồng nên xây nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng.
  • Làm luống có chiều cao ít nhất từ 25-30cm, rộng 1m. Chiều dài luống tuỳ diện tích chuồng nhưng tốt nhất là nên từ 3-5m. Luống nuôi nên phân chia thành các chuồng nuôi nhỏ rộng khoảng 3m2.
Mô hình nuôi trùn quế (giun quế) quy mô lớn
Mô hình nuôi trùn quế (giun quế) quy mô lớn

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Thả giống 

Sau khi mua giống về, bà con nên chọn thời điểm thả giống vào sáng sớm mát mẻ.

  • Với trùn tinh:  mật độ 1-2kg/m2, dùng tay thả nhẹ nhàng xuống từng luống
  • Với trùn sinh khối : mật độ là là từ 15-20kg/m2, trải sinh khối vào luống theo đường thẳng giữa ô luống để sinh khối thành từng đám giữa mặt luống.

Sau khi thả giống, dùng bao tải cũ hoặc bạt phủ, lá chuối đậy kín để giúp quế nhanh thích nghi với môi trường.

Duy trì độ ẩm 70%, vào mùa hè nên tưới nước 2-3 lần/ ngày, mùa đông 1-2 lần/ ngày. (lưu ý tưới nước sạch)

Cho ăn

Chuẩn bị thức ăn cho trùn quế và hướng dẫn cách cho ăn đúng. (xem thêm bài viết: Thức ăn của trùn quế và cách cho trùn quế ăn)

Phòng trừ một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở giun quế

Trùn thường mắc một số bệnh như sau:

  • Bệnh no hơi: Sau khi ăn, trùn nổi lên mặt luống, trườn dài rồi chuyển sang màu tím bầm, chết. Nếu còn thức ăn trên mặt luống, bà con phải hốt hết ra rồi tưới nước lên mặt luống, ngừng cho ăn thức ăn cũ, không cho chúng ăn quá nhiều thức ăn có chất đạm.
  • Trúng khí độc: Trùn quế bị ngạt thở do thiếu oxy nên chúng sẽ bò lên mặt đất, cơ thể bị tím bầm. Lúc này bà con ngừng cho ăn, dùng quốc đào mặt luống để tạo độ tơi xốp và thông thoáng cho giun.

Phòng bệnh bằng cách:

  • Sử dụng nguồn nước sạch.
  • Không nên thay đổi thức ăn thường xuyên, nếu đổi chỉ nên đổi trên diện tích nhỏ.

Thu hoạch: 

Thời điểm thu hoạch tối thiểu từ 60 ngày nuôi đối với luống mới. Còn luống cũ là từ 30 ngày nuôi. Kích cỡ giun phải đạt từ 10 – 15cm.

Ngoài ra bà con có thể thu hoạch theo mục đích sử dụng:

  • Làm thức ăn cho vật nuôi: 30 – 60 ngày. Chu kỳ từ 2 – 3 tuần.
  • Thu phân: sau từ 2 – 3 tháng nuôi. Chu kỳ thu từ 1 – 1,5 tháng.
  • Thu để chế biến thức ăn/: chu kỳ từ 1 – 1,5 tháng.

Bà con có thể thu bằng phương pháp nhặt tay, dùng mồi để nhử hoặc đe dọa bằng tiếng động/ ánh sáng.

Trên đây là 2 mô hình nuôi trùn quế hiệu quả nhất hiện nay cho bà con tham khảo, chúc bà con thành công!

 

Bài viết tham khảo:

Điểm danh các địa chỉ mua giống trùn quế uy tín tại 3 miền

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *