Vịt cỏ

MỤC LỤC

Tên gọi

  • Vịt cỏ
  • Cũng có thể gọi là vịt đàn, vịt Tàu, vịt đồng hoặc vịt chạy đồng
  • Vịt cỏ vốn có nguồn gốc từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả

Đặc điểm của vịt cỏ

  • Lông vịt màu vàng hoặc màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt
  • Đầu vịt thanh, mắt sáng trông rất lanh lợi
  • Mỏ vịt dẹt, dài và rất khỏe, mỏ vịt thường màu vàng, nhưng cũng có con màu xanh cà cuống lấm chấm đen, thậm chí có con có mỏ màu tro
  • Cổ vịt dài, mình thon nhỏ, ngực lép
  • Chân vịt màu vàng, dài hơn so với thân, có con vịt cỏ chân màu nâu, cũng có con chân màu đen

vịt cỏ

  • Vịt kiếm mồi giỏi, dáng đi nhanh nhẹn, tỷ lẹ nuôi sống cao
  • Vịt cỏ có tập tính theo đàn và có khả năng chống chịu bệnh tật rất tốt, rất tiện khi chăn thả trên đồng bãi
  • Vịt mới nở có khối lượng 42g/con.
  • Khi trưởng thành, con vịt trống nặng 1,6kg, con vịt mái nặng 1,5kg/con
  • Tỉ lệ thân thịt khoảng 50%, tỉ lẹ xương 15-16% ở vịt đã chéo cánh
  • Thịt vịt cỏ ít mỡ, khi chín thịt có màu hồng, thơm ngon

vịt cỏ

Phân loại vịt cỏ

Ở miền Nam, người ta chia vịt cỏ thành nhiều loại khác nhau dựa theo màu lông của chúng:

  • Vịt Tầu Cò: là loại vịt có màu lông trắng tuyền
  • Vịt Tầu Nổ: là loại vịt có lông màu trắng pha màu đen hoặc màu xám
  • Vịt Tầu Rằn: là loại vịt có lông xám có vằn như cà cuống
  • Vịt Tầu Phèn: là loại vịt lông xám có khoang trắng

Sinh sản

  • Nếu nuôi theo phương thức chăn thả thì sau khi nuôi khoảng 65-75 ngày tuổi vịt mọc đủ lông
  • Tùy theo điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng, vịt cỏ mỗi năm có thể đẻ được 130-160 quả trứng
  • Khối lượng trứng khoảng 65g/quả
  • Sau khi nuôi vịt được khoảng 70-80 ngày tuổi có thể giết thịt
  • Vịt cỏ bắt đầu rớt hột lúc 135 – 140 ngày tuổi, thể trọng lúc bắt đầu để là 1,2 – 1,4 kg/con; Tuổi bắt đầu giao phối của vịt đực 125 – 130 ngày và thể trọng là 1,3 – 1,5 kg/con. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,3%, tỷ lệ trứng nở / phôi đạt 81,2%.

vịt cỏ

Phân bố

  • Vịt cỏ phân bố mọi nơi trên mọi vùng miền của đất nước
  • Vịt cỏ chủ yếu phân bố ở Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, vịt cỏ ở phía Nam thì ít hơn
  • Ở miền Tây, hầu như nhà nào cũng nuôi đàn vịt, những nhà nuôi ít thì phục vụ  các bữa ăn, liên hoan trong gia đình, còn những gia đình nuôi nhiều thì dùng để bán thịt, bán trứng

Cách nuôi vịt cỏ

Thông thường vịt cỏ được nuôi theo hai hình thức: nuôi khô và nuôi ướt

  • Nuôi khô: đây là cách nuôi trong vườn nhà, sau đó quây lại và cho ăn bằng cám ngô, cám gạo, thóc. Vịt cỏ nuôi khô thịt thường không thơm ngon bằng so với khi nuôi ướt.
  • Nuôi ướt: Sau khi ấp nở và nuôi cho cứng cáp thì vịt sẽ được thả trên đồng ngập nước, nhât là vào lúc gặt lúa. Vịt lớn dần bằng cách ăn các hạt thóc rơi vãi trên đồng, và ăn cua, ăn cốc ở đồng ruộng. Vì vậy, thịt vịt khi nuôi ướt rất thơm ngon và đặc trưng.

Tham khảo thêm bài viêt:

Ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

Chia sẻ kinh nghiệm úm ngan mùa hè

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *