MỤC LỤC
Tên gọi
- Miền Bắc: vịt Bầu
- Miền Nam: vịt Sen (Sen Cò, Sen Ô)
Đặc điểm của vịt bầu
- Thân hình của vịt bầu vững chắc, đầu to, hơi dài, cổ ngắn vừa phải, ngực rộng, sâu.
- Lông vịt cũng rất đa dạng: có con màu xám, có con màu loang đen trắng, có con lại màu cà cuống.
- Vịt bầu có tầm vóc trung bình, vịt đực có khối lượng là vịt đực: 2.2-2.5kg/con, vịt mái nặng 2.0-2.2kg/con.
- 6 tháng tuổi là vịt bầu bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60 g.
- Vịt bầu có dáng đi nặng nề, lạch bạch, mỏ và chân có nhiều màu khác nhưng phổ biến nhất là màu vàng, con trống có mỏ màu xanh lá cây.
- Thịt vịt bầu thơm ngon và rất ngọt.
Vịt bầu Bến
Tập tính của vịt bầu
- Vịt bầu là loài cổ ngắn, nhìn dáng vẻ trông lừ khừ nhưng thực chất chạy rất nhanh, ưa hoạt động và khéo lẩn lút.
- Vịt bầu kiếm ăn rất giỏi ở đồng ruộng, khe suối
- Vịt bầu có thể thích ứng với điều kiện thời tiết thay đổi như nóng, lạnh, khô, ẩm.
- Vịt Bầu vừa được nuôi lấy thịt vừa được nuôi lấy trứng, đạt trung bình 100 – 130 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 – 80 gam.
- Tỷ lệ trứng có phôi thấp 75 – 80%. Khả năng cho thịt của vịt Bầu tương đối tốt, tỉ lệ thịt so với khối lượng sống đạt 50 -52%. Nuôi đến 63 ngày tuổi vịt trống đạt 1,5 – 1,8 kg, vịt mái đạt 1,3 – 1,5 kg, lúc trưởng thành con trống đạt 2,5 – 3,0 kg, con mái 2,2 -2,5 kg.
Phân loại vịt bầu
Vịt bầu Bến
- Có nguồn gốc ở vùng Chợ Bến, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, hiện nay được nuôi ở nhiều nơi như Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá và một số mơi khác.
- Vịt có thân hình bầu bĩnh, đầu to, cổ dài. Con mái có màu nâu-vàng xen lẫn. Con trống có màu cánh sẻ phía đầu, lưng. Tuy nhiên vẫn có một số con có màu khác. Chân màu vàng, thỉnh thoảng có chấm đen. Khối lượng mới nở 42 g/con.
- Lúc trưởng thành, con trống nặng 1,6 – 1,8 kg, con mái nặng 1,3 – 1,7 kg. Vịt bắt đầu đẻ lúc 154 ngày tuổi. Khối lượng trứng 64 – 66 g/quả. Sản lượng trứng/mái/34 tuần đẻ 134 – 146 quả. Tỷ lệ phôi 95 – 96%. Tỷ lệ nở đạt 80%.
Vịt bầu Quỳ
- Vịt bầu Quỳ có nguồn gốc từ huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Hiện nay được phân bố ở các huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Vinh (Nghệ An), Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá.
- Vịt có thân hình gần giống vịt Bầu Bến. Khối lượng trưởng thành con trống nặng 1,6 – 1,8 kg, con mái nặng 1,4 – 1,7 kg/con.
- Vịt bắt đầu đẻ lúc 162 – 168 ngày tuổi. Trứng nặng 70 – 75 g/quả. Tỷ lệ phôi 96 – 97%. Tỷ lệ ấp nở đạt 80%. Sản lượng trứng/mái/34 tuần đẻ đạt 122 – 124 quả.
Vịt bầu Quỳ
Sinh sản
- Sau 28 ngày ấp thì trứng vịt sẽ nở.
- Từ lúc mới nở đến khi được 1 tháng tuổi vịt con được gọi là “gột vịt”.
- Bà con lưu ý vịt mới mua về không được cho ăn luôn, mà sau 4 giờ mới được ăn. Thậm chí nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn vì vịt con vẫn được cung cấp chất dinh dưỡng nhờ lòng đỏ vẫn còn chứa một lượng nhỏ trong bụng.
Chế độ ăn cho vịt bầu
- Vịt con từ 1-3 ngày tuổi: nấu chín gạo lức thành cơm, sau đó đổ ra máng ăn cho nguội. Cứ 3 – 4 kg gạo/100 con vịt/1 ngày nấu chín chia làm 4-5 bữa. Bà con nên cho vịt con ăn thêm 1 bữa vào lúc 10 giờ tối để kích thích vịt ăn nhiều.
- Cho vịt uống nước sạch ngay khi ăn xong. Không nên cho vịt con ăn thức ăn đạm như cá, tôm, tép vì lúc này cơ thể không tiêu hóa hết được. Bên cạnh đó, không được cho vịt con xuống nước nhiều vì dễ bị nhiễm trùng rốn.
- Tập cho vịt ăn mồi số lượng từ ít tới nhiều, tránh ăn quá nhiều một lúc, và cho vịt xuống nước để làm quen dần.
- Vịt được 11-16 ngày tuổi: cho ăn bằng lức hoặc ngô xay ngâm vào nước cho mềm mà không cần nấu chín.
- Vịt được trên 16 ngày tuổi: cho ăn lúa nấu chín, ngày ăn 2 bữa, và thả ngoài đồng cho vịt tự do kiếm thức ăn để làm phong phú nguồn thức ăn. Đây là giai đoạn vịt ăn được các chất đạm như cá, tôm, cua băm nhỏ…
- Trong mùa mưa từ tháng 4 – tháng 10 vịt thường được thả trong ruộng lúa để ăn sâu bọ, bọ gậy các loại sâu hại khác, vừa giúp cây trồng phát triển tốt và vừa phát triển được chăn nuôi. Tuy nhiên vẫn phải cho chúng ăn thêm thóc lúa hoặc thức ăn công nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho vịt.