MỤC LỤC
I. Một số thông tin cơ bản và lợi ích kinh tế khi trồng cây Nghệ
Nghệ là loại cây gia vị, cây thuốc rất quen thuộc với các gia đình Việt Nam. Cây nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L. Thành phần chính là Curcumi-noids bao gồm curcumin (60-77%), bis-demethoxycurcumin (10-20%) và demethoxycurcumin (0.4-3%).
II. Một số rủi ro khi trồng nghệ do bệnh hại gây ra
2.1. Bệnh thối củ
Tác nhân: Bệnh thối củ nghệ có 2 dạng: thối khô và thối nhũn. Bệnh thối khô do nấm Fusarium solani gây ra và thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
a) Thối củ do nấm Fusarium solani
Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm, có những lá bị úa vàng và rũ xuống. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối, thiệt hại có thể đến 60% sản lượng.
Nấm này sinh sản bằng bào tử, chúng có thể tồn tại trong đất rất lâu tới 2-3 năm. Bào tử nấm trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm thành sợi nấm, xâm nhập vào gốc và củ nghệ, làm thối cả khóm nghệ. Hiện này chưa có thuốc hóa học đặc trị nấm gây bệnh này.
Bệnh thối củ nghệ nấm Fusarium solani
b) Thối củ do vi khuấn :
Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chổ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản. Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ.
2.2. Bệnh Thán Thư
Tác nhân: Do nấm Colletotrichum sp. gây ra
Triệu chứng: Vết bệnh có màu vàng lan từ mép lá vào trong làm khô lõm lá
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao , mùa nắng bệnh ít gây hại hơn .
2.3. Bệnh Mộc Sương
Tác nhân: do nấm Phytophthora infestens gây hại
Triệu chứng: Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Vết bệnh xuất hiện ở chóp lá màu vàng như úng nước, mặt dưới lá sũng nước màu vàng tươi.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nghệ
3.1.Thời vụ trồng và chọn giống
Thời vụ trồng
Nghệ có thể trồng được quanh năm, nhưng nếu trồng mà không tính toán và tận dụng được điều kiện thời tiết thuận lợi thì sẽ gây tốn kém chi phí cũng như không đạt hiệu quả cao.
Cây nghệ phù hợp với khí hậu ôn hòa, đất ẩm và có nhu cầu lượng nước cao lúc cây phát triển thân lá, và ít ẩm trong giai đoạn phát triển củ nên trồng vào đầu mùa mưa và thu hoạch vào mùa khô là phù hợp nhất: ở miền Bắc nghệ thường trồng vào tháng 2-4 và tháng 11-12 ở khu vực miền Nam khi thời tiết có nhiều độ ẩm, ở thời điểm này cây sẽ dụng được lượng nước mưa.
Chọn giống
Cũng như Gừng, cây nghệ sinh sản vô tính nên được trồng từ củ. Các mầm ngủ mọc thành thân giả mang lá và hoa sống suốt năm cho đến mùa đông thì tàn lụi và cứ lặp lại như vậy.
Để cây trồng được khỏe mạnh và có sức phát triển tốt thì nên chọn củ ở những cây đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng ra củ và giai đoạn ra hoa tàn lụi.
Chọn củ không quá non hay quá già, củ chắc, không bị sây sát các vết thương cơ giới và không mang sâu bệnh, tách các nhánh bánh tẻ để ủ mầm.
Trước khi tách củ, cần pha 1 lít vi sinh EMINA-P với 20 lít nước để nhúng toàn bộ củ trong dung dịch đã pha rồi vớt ra tác mỗi nhánh có từ 2 – 3 mắt mầm, và ủ trong cát ẩm sau khi tách nhánh khoảng 5 – 7 ngày để củ nhanh nảy mầm.
3.2. Chuẩn bị đất trồng
Cây nghệ phù hợp tròng ở những vùng đất pha cát, có khả năng thoát nước cao, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và có thành phần cơ giới đất trung bình hoặc nhẹ, sẽ thuận lợi cho củ dễ dàng sinh sôi và phát triển. Chẳng hạn như đất cát pha ở đồng bằng hay đất thịt nhẹ, đất rừng…
Phải chuẩn bị đất trồng trước khoảng 5 – 7 ngày, đất được cày sâu bừa kỹ và băm nhỏ, đảm bảo độ tơi xốp và bố trí các hệ thống thoát nước tốt, tránh bị ngập úng sẽ gây thối củ.
Trồng thành từng luống: luống cao khoảng 20 – 25 cm và rộng 1 – 1,2 m, rãnh thoát nước rộng 0,3 m.
Nếu trồng trên nền đất dốc thì bà con nên làm luống ngắn, dọc theo sườn đồi để dễ thoát nước và hạn chế được xói mòn.
3.3. Kỹ thuật trồng
Trên mỗi luống có thể trồng từ 3 hàng dài, trồng theo kiểu nanh sấu để tăng không gian cho cây phát triển. Hốc cách hốc 20 – 25 cm, hành cách hàng 25 – 30 cm.
Hốc sâu khoảng 7 – 10 cm, mỗi hốc chỉ nên đặt 1 củ và sau khi đặt củ giống thì lấp 1 lớp đất khoảng 4 – 6 cm, không phủ đất quá dày vì sẽ gây khó khăn cho cây mọc mầm, sau đó phủ luống bằng rơm rạ và tưới nước cho đủ ẩm.
Từ 5 – 7 ngày sau khi xuống giống thì bà con kiểm tra các hốc, ở những hốc không có dấu hiệu nảy mầm thì tiến hành trồng dặm.
3.4. Bón phân
Vì nghệ là cây dược liệu nên bà con chỉ nên sử dụng phân bón hữu cơ, nhằm đảm bảo an toàn và tăng độ tơi xốp cho cây.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón hữu cơ, đẻ tối ửu chí phí sản xuất, chúng ta nên sử dụng phân bò, gà đã ủ hoai mục.
- Để giảm nhân công và tăng hiệu quả sử dụng, chúng ta sẽ bón 1 lần cho cả vụ. Bón lót trước khi trồng với lượng 15-20 tấn/ha.
- Lân nung chảy khoảng 500kg/ha bón lót trước khi trồng.
- Sau trồng khoảng 20 ngày khi cây được 5 – 6 lá, sẽ phun bổ sung dinh dưỡng đa vi lượng kết hợp với đạm tôm và chế phẩm vi sinh EMINA-P.
- Các loại dinh dưỡng bổ sung sẽ được bổ sung thường xuyên mỗi tháng 1 lần.
3.5.Tưới nước
Cây nghệ có nhu cầu nước không cao nhưng đất phải luôn được giữ ẩm, khi trồng bà con có phủ một lớp rơm để có thể giữ ẩm và hạn chế cỏ dại tốt hơn.
Nên trồng vào khoảng đầu mùa mưa sẽ giúp bà con tiết kiệm được 1 khoảng chi phí đầu vào, nhưng phải chú ý những ngày mưa to liên tục sẽ dễ gây ngập úng.
Nếu lượng nước mưa giảm thì bà con cần phải bổ sung thêm nước sao cho đất luôn đủ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Vào những ngày nắng thì nên tưới 2 lần/ngày.
Để phủ rơm trên diện tích lớn và hạn chế nguy cơ bị cháy, chúng ta nên chia nhỏ bề mặt phủ rơm thành các ô nhỏ có diện tích dưới 10 mét vuông mỗi ô. Khoảng cách giữa các ô giao động khoảng 30 – 40cm. Trong thời điểm 2 tháng sau khi trồng rơm phủ sẽ giữ đủ ẩm trong đất đảm bảo cho cây nghệ sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời hạn chế cỏ. Sau 2 tháng trồng, cây nghệ sẽ phát triển mạnh, diện tích lá đủ lớn để che phủ bề mặt, cộng với sự phát triển của bộ dễ giúp cây có sức khai thác được nguồn nước. Thời điểm đó lớp rơm cũng đã bắt đầu phân hủy thành một nguồn hữu cơ tốt bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
Chúng ta có thể tạm thời lấy hình ảnh dưới đây để áp dụng cho vườn nghệ
3.6. Làm cỏ
Cỏ là đối tượng cạnh tranh dinh dưỡng với cây nghệ trong giai đoạn cây con, nhưng khi cây đã lớn chúng ta không cần quan tâm đến cỏ trong vườn nghệ.
Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc trừ cỏ vì sẽ gây ảnh hưởng đến cây nghệ, những loài vật có lợi sẽ bị ảnh hưởng và làm cho các loài gây hại có điều kiện phát sinh.
3.7. Vun gốc
Đây là việc làm rất cần thiết để tạo độ thông thoáng và tơi xốp cho đất, tạo không gian thuận lợi cho củ phát triển. Không những thế, vun gốc kết hợp với làm cỏ và bón phân sẽ giúp cho cây trồng hấp thu được các chất dinh dưỡng một cách tối đa.
- 1 tuần sau khi trồng thì tiến hành vun gốc, kết hợp với làm cỏ.
- 20 ngày sau khi trồng, tiếp tục vun gốc và kết hợp với làm cỏ, bón phân
- Sau đó, cứ mỗi tháng thì bà con lại vun gốc 1 lần. Những lần vun gốc gần thời gian thu hoạch thì bà con cần phải cẩn thận vị có thể làm đứt củ hay sây xước củ.
3.8. Phòng trừ sâu bệnh hại
Do cây nghệ là cây dược liệu và củ nghệ có một mùi hương không mấy dễ chịu, nên hầu như không bị các loại sâu bệnh tấn công, đây cũng một trong những ưu điểm của cây nghệ.
Một số loại bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây nghệ: thối củ, cháy lá, vàng lá… để khắc phục hiện tượng này bà con cần tạo độ thông thoáng cho rễ, tránh ngập úng rễ.
Lưu ý: Cây nghệ là cây lấy củ là chính, vì thế trong quá trình chăm sóc nếu thấy lá cây quá tươi tốt thì bà con có thể tỉa bớt lá già, nhằm để cây tập trung dinh dưỡng cho củ nhiều hơn, đồng thời cũng tạo độ thông thoáng để không gây phát sinh các loại nấm bệnh.
Để phòng trừ các loại bệnh hại một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn cho củ nghệ đạt tiêu chuẩn chúng ta sẽ sử dụng các loại chế phẩm sinh học để ngăn chặn sự gây hại của các loại vi sinh vật gây hại. Sử dụng chế phẩm sinh học Emina-P pha loãng theo tỷ lệ 1% phun phòng định kỳ mỗi tháng một lần cho cây nghệ giúp phòng trừ bệnh hiệu quả
Kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT hòa với nước theo tỷ lệ 1% nhằm diệt trừ trứng sâu và sâu non, các loài côn trùng gây hại từ ngay giai đoạn đầu.
3.9. Thu hoạch
Thường thì trồng nghệ khoảng 8 – 9 tháng là có thể thu hoạch, khi lá cây đã bắt đầu ngả vàng và lụi.
Bà con có thể thăm dò qua củ nghệ bằng cách cắt 1 vài nhánh củ nghệ xem, nếu thấy củ nghệ đã chuyển màu vàng sẫm thì cây đã sẵn sàng để cho thu hoạch.
Nên thu hoạch vào những ngày nắng ráo và đất khô, trước khi thu hoạch thì cắt bỏ toàn bộ thân lá ở phía trên mặt đất, cuốc và đào từng khóm nghệ rồi rũ sạch đất.
IV. Nghệ sản xuất theo quy trình của EMI Nhật Bản chính là nguồn dược liệu quý giá
Nghệ sản xuất theo quy trình hữu cơ EMI Nhật Bản, năng suất và chất lượng vượt trội, mang lại nguồn kinh tế cao và ổn định cho bà con nhà nông và là nguồn dược liệu chất lượng cao cho các nhà máy chế biến.
Hạch toán kinh tế từ trồng nghệ theo quy trình EMI Nhật Bản
TT | Nội dung | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (đ) |
1 | Phân bò ủ (tấn) |
20 |
1.500 |
30.000.000 |
2 | Lần nung chảy (kg) |
600 |
3.500 |
2.100.000 |
3 | Củ giống (kg) |
3.000 |
8.000 |
24.000.000 |
4 | Đạm tôm |
30 |
80.000 |
2.400.000 |
5 | Dinh dưỡng đa lượng |
30 |
80.000 |
2.400.000 |
6 | Dinh dưỡng vi lượng |
30 |
80.000 |
2.400.000 |
7 | Chế phẩm EMINA-P |
100 |
80.000 |
8.000.000 |
8 | Công lao động |
18.900.000 |
||
9 | Tổng chi (đ/ha) |
90.200.000 |
||
10 | Sản lượng củ/ha (tấn) | 35 | 7.000 |
245.000.000 |
11 | Lợi nhuận (đ/ha) |
155.000.000 |
Hy vong với bài viết trên có thể giúp bà con nông dân trồng nghệ một cách hiệu quả, vừa an toàn vừa đem lại giá trị kinh tế cao.
———————————————————————
Có thể bạn quan tâm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan