MỤC LỤC
Không khó để có thể trồng hoa hồng leo đẹp trong gia đình khi bạn quyết định trồng chúng xuống khoảnh đất cạnh tường nhà, ven hàng rào, cạnh cổng, góc vườn, trong chậu sứ, trong thùng xốp…hay bất cứ một vị trí nào có thể!
Những bụi hồng leo rực rỡ hoa bám cuốn theo cổng vào nhà, rủ xuống từ lan can, đan xen cuống quýt lấy bờ rào, lao xao trên góc ban công… luôn làm cho không gian bừng sáng, thêm sức sống, đưa ta lại gần với thiên nhiên!
Cũng là việc “trồng cây”, song ở đây vấn đề cần trao đổi là trồng hoa hồng leo theo hướng kiểm soát hiệu quả sâu bệnh, tạo ra hệ sinh thái đất – cây trồng (cây hoa hồng) cân bằng theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường sống và mục tiêu cuối cùng là cây hồng leo phát triển tốt, đáp ứng được mục tiêu của chúng ta là tạo ra cái đẹp cho cuộc đời!
Nhìn chung, hồng leo có thể trồng được rộng rãi trên nhiều vùng miền, nhưng lý tưởng nhất là vùng có khí hậu ôn hòa, không quá nóng, đầy đủ ánh sáng mặt trời.
Hồng leo thuộc loại cây leo thân gỗ, khi phát triển mạnh có thể cao tới 4-5 mét. Là cây thân leo nên khi phát triển chúng cần có “giá đỡ” như khung, giàn, trụ đứng, bờ tường… để vươn xa.
Trồng hồng leo trong hệ sinh thái nhỏ nhà bạn cần quan tâm một số nội dung sau:
Chuẩn bị giống hồng leo
Giống hồng leo hiện nay đủ loại, thỏa sức cho bạn lựa chọn. Từ loại bông đơn, to, đến loại bông kết thành chùm; từ loại giống bản địa lâu đời đến các giống ngoại nhập; từ loại bông cánh màu đỏ sậm, đỏ thắm, đỏ cờ, đến cánh sen, hồng phấn, trắng, vàng… (Riêng tôi rất thích giống hồng leo cổ Sơn La và Hải Phòng!).
Bạn có thể có giống để trồng từ việc mua hạt về gieo (tuy hơi lâu), hoặc mua bầu hoặc chậu cây giống từ các cơ sở nhân tạo giống (hiện nay có sẵn, bày bán tới tận các chợ xép), hoặc tự tay giâm, chiết, ghép từ những chậu hồng lâu ngày của nhà mình để nhân ra.
Việc mua giống tạo sẵn này cũng như việc giâm, chiết, ghép thực hiện vào mùa xuân hoặc xuân – hè luôn cho tỷ lệ cây trồng sống cao, tỷ lệ giâm, chiết ghép thành công lớn. Có giống dễ tính vào mùa này chỉ cần cắt cành bánh tẻ, cắm xuống đất trồng cũng ra rễ, thành cây.
Chuẩn bị đất trồng
Tốt nhất là có loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn để đổ vào hỗ trồng đã đào sẵn hoặc cho vào chậu, vào thùng xốp. Các loại đất kém hơn có thể được khắc phục bằng cách bổ sung thêm phân mùn, hữu cơ, rơm rạ hoai mục…; đất chua có thể trộn bổ sung thêm một ít vôi bột.
Trước khi trồng hồng, nên sử dụng các chế phẩm sinh học Emina và BT – Emi phun hoặc tưới vào đất để diệt trứng sâu, mầm bệnh ngay từ đầu cũng như để tăng thêm hiệu quả việc tăng mức độ chuyển dinh dưỡng trong đất sang dạng dễ tiêu cho cây sử dụng (pha với tỷ lệ 1% hỗn hợp cả hai loại).
Kỹ thuật trồng hoa hồng leo
Bầu cây giống mua về cần loại bỏ vỏ bầu (nilon hoặc nhựa), cho cây giống xuống hố đào, hoặc bồn, chậu đã có đất chuẩn bị sẵn, bón lót từ 1-2 kg phân hữu cơ. Cắt bớt rễ (nếu quá dài), tỉa bớt các cành lá nhỏ, yếu, rậm rạp để cây giống đỡ mất nước và tiêu hao dinh dưỡng khi cây chưa bén đất mới.
Đối với trồng trong chậu, thùng xốp…, cần chọn kích cỡ chậu, thùng đủ lớn để không phải thay khi mới trồng một thời gian đã quá chật, không đủ lượng đất chứa dinh dưỡng cho cây.
Đặt cây, phủ đất, nén nhẹ, tưới nước như bình thường (có thể che vài ngày đầu nếu trời quá nắng).
Đối với cây giống trong bồn, chậu mua về, nên kiểm tra đất trong bồn, chậu để xử lý vì nhiều khi để bán giống, người bán trộn cấp tốc vỏ trấu tươi với một ít đất (thời gian hoai mục, tạo ra dinh dưỡng cho cây sẽ rất lâu, khó giữ ẩm, tưới nước nhanh khô!), hồ qua phân bón cho cây xanh tốt.
Đây là vấn đề mà đa số người mua thường gặp vấn đề chậu hoa đẹp mua về chỉ có thể trưng bày vài ngày (ngày tết, ngày lễ), sau đó giữ lại để trồng thường hay bị chết. Cần xử lý các vấn đề này bằng thay đất cho cây, bổ sung hữu cơ kịp thời.
Chăm sóc hồng leo
Cần cung cấp đủ nước cho cây qua quan sát đất trồng. Không tưới quá nhiều gây úng; thoát nước cho chậu, thùng cây khi trời mưa nhiều, đọng nước (lưu ý đáy chậu, thùng phải có lỗ thoát nước).
Khi giữa đất và thành chậu, thùng có vết nứt, khe hở – đó là biểu hiện đất khô, độ thoát hơi nước cao, lúc này cần xới đất trong chậu và cung cấp nước tưới kịp thời.
Cũng như các cây trồng khác, hồng leo ưa phân hữu cơ hoại mục. Ngoài bón lót lúc trồng cần bổ sung trong quá trình cây phát triển, nhất là sau các đợt ra hoa, cây đã tiêu hao nhiều dinh dưỡng.
Phân hóa học bạn cũng có thể dùng kết hợp để bón cho cây. Có thể dùng loại NPK cân đối dinh dưỡng như 13:13:13 hay 16:16:16 với lượng khoảng 20 -25 hạt cho 1 gốc tùy theo lượng đất trong chậu.
Tuy nhiên, phân hóa học nên bón hạn chế, vì khi dùng lâu dài chúng làm đất chai cứng và cây trồng yếu đi khi thiếu các nguyên tố trung, vi lượng (chỉ có trong phân hữu cơ), sâu bệnh có cơ hội xâm nhập, điều này đặc biệt nhạy cảm đối với cây trồng trong chậu.
Định kỳ (sau các đợt tàn hoa) phun Emina –P lên thân lá (nồng độ 1%), tưới Emina vào gốc sẽ làm tăng sức sống của thân lá, tăng sức khỏe của bộ rễ cây hồng, kích thích hệ sinh vật trong đất phát triển, tăng thêm sức đề kháng của cây đối với bệnh hại.
Cách quản lý sâu, bệnh hại
Kiểm soát sâu, bệnh cho hồng leo cũng là một vấn đề. Thị trường hiện nay chào mời khá nhiều thuốc trừ sâu, bệnh; có cả những thuốc đặc trị các loại sâu, bệnh điển hình trên cây hoa hồng như rệp sáp, nhện đỏ, phấn trắng, thán thư, bọ trĩ…và cho thấy chúng có tác dụng.
Song, bạn có thể tìm hiểu thêm cách phòng, trị chúng bằng các chế phẩm sinh học (không hóa chất) như Emina-P, BT -Emi phun phòng để hạn chế sâu bệnh phát sinh, phun trừ khi chúng xuất hiện gây hại.
Chế phẩm Emina -P giúp phòng ngừa và điều trị tốt với hầu hết các bệnh hại như phấn trắng, thán thư, lở cổ rễ, xì gôm chảy mủ…ngoài ra còn kích thích ra đọt, thúc đẩy quang hợp của lá (phun phòng ở nồng độ 1%, phun trừ ở nồng độ 2%).
Chế phẩm BT-Emi giúp trừ các loài sâu hại nói chung, trên hoa hồng nói riêng như rệp sáp, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu ăn lá…(phun ở nồng độ 2%).
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách làm dân gian dùng dầu ăn và nước rửa chén pha kết hợp để phun trừ một số đối tượng như rệp sáp, nhện đỏ…khi chúng xuất hiện lần đầu và ở quy mô nhỏ trên thân lá hoa hồng
Dùng 01 muỗng dầu ăn, 01 muỗng nước rửa chén pha trong 02 lít nước phun ướt thân cây, hai mặt lá vào lúc chiều mát; sau 30-40 phút xịt rửa lại bằng nước sạch; sau 1 tuần phun lại nếu chưa diệt hết hoàn toàn sâu hại.
Cách cắt tỉa, tạo khung tán, tạo dáng
Định hình khung tán, dáng dấp bụi hồng leo tùy thuộc vào bạn qua việc tạo giàn đỡ, trụ bám, khung vòm đỡ cành cho cây. Lưu ý thường xuyên cắt tỉa những cành nhỏ, yếu “tăm hương”; cắt để lại 1-2 chồi lá gần nơi phân cành đối với những nhánh hoa đã tàn bông… để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành chính, giúp cải thiện chế độ ánh sáng và làm thông thoáng khóm hồng, ngăn ngừa bệnh hại.
Những thông điệp chính của bài viết
Cũng như trồng hoa, trồng hồng leo không khó. Với một số yêu cầu kỹ thuật đơn giản nêu trên, bạn hoàn toàn có thể trồng hoa hồng leo thành công theo cách của riêng mình.
Bạn có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây qua phân bón hóa học, phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật để kiểm soát sâu, bệnh hại cây hồng leo mình trồng… vì giá trị sử dụng của bông hoa hồng không phải là mục tiêu thực phẩm, đồ ăn, chẳng ngại tồn dư chất độc!
Song, hãy chuyển dần hoặc chuyển hoàn toàn sang trồng chúng theo cách thức sinh học với phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học sẽ cho bạn một trải nghiệm mới: sâu bệnh ít xuất hiện dần, hệ sinh thái bồn đất – khóm hồng leo của bạn qua thời gian ngày càng được cải thiện theo hướng cây khỏe, đất khỏe.
Bạn sớm được nhìn thấy trong đất chậu có cỏ dại mọc, côn trùng và giun đất trở lại nhào xới đất, mùn đất tăng lên, cây chăm chỉ bật lộc, cần cù cho ra những bông hoa lộng lẫy. Đó là khi bạn đã đem về được hệ sinh thái tự nhiên khỏe mạnh, bền vững cho các chậu hoa hồng leo của gia đình mình!
Chúc bạn thành công!
Hà Nội, tháng 3/2022
Đình Minh (Emi Nhật Bản)
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn