Ngành chè ở Việt Nam hiện đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đang là nước sản xuất chè lớn đứng thứ 7 trên thế giới và xuất khẩu chè trên toàn cầu hiện đang ở thứ 5.
Nước ta hiện đang có trên 130.000 hecta đất diện tích trồng chè và hiện có hơn 500 cơ sở đang chế biến, sản xuất, và phân phối các sản phẩm chè, với công suất lên đến hơn nửa triệu tấn chè khô mỗi năm
Sản xuất và tiêu thụ chè Việt Nam
Cây chè được đánh giá là cây kinh thế cho hiệu quả rất cao nếu so sánh với nhiều loại cây trồng khác trên đất nước. Cây chè đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho miền đồi núi, vùng sâu vùng xa và góp phần quan trọng để cải thiện kinh tế cho địa phương.
Nước ta đang có nhiều vùng chuyên canh cây chè và cho ra năng suất cao cùng với chất lượng tốt. Các vùng trồng chè nổi tiếng trong nước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)…
Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú cả về chủng lẫn về loại, có thể đảm bảo sản lượng và chất lượng để có thể phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trượng và của người tiêu dùng trong ngoài nước như các thương hiệu đang được ưa chuộng: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô Long, chè Hương, chè Thảo dược…
Sản xuất và tiêu thụ chè Việt Nam
Ngành chè đang góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta, đang tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho người nông dân vùng trung du, ngành chè đồng thời cũng giúp cho người nông dân có thể tăng thu nhập, nhờ đó nâng cao mức sống, tiến đến xoá đói giảm nghèo hữu hiệu cho các vùng nông nghiệp.
Đồng thời việc trồng chè đã nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng miền núi và trung du, góp phần giúp người đồng bào các dân tộc anh em có thêm thu nhập ổn định và có thể dần chuyển dịch từ phương pháp du canh du cư sang phương pháp nông nghiệp định canh định cư.
Tốc độ phát triển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội, từ đó làm giảm đi sự cách biệt giữa vùng thành thị và vùng miền núi,…
Ngành chè đang là ngành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu rất rộng, trong đó 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam hiện nay đó là: Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga.
Tính đến tháng 8 năm 2017, kim ngạch xuất khẩu chè tới 3 thị trường kể trên đem về tới 51,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.
Trong đó, thị trường Pakistan vẫn luôn dẫn đầu toàn thị trường về sản lượng tiêu thụ chè của Việt Nam. Mặc dù tổng sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Pakistan luôn đạt mức kim ngạch cao.
Nhưng vẫn chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ tính trên tổng lượng chè đang được tiêu thụ tại thị trường quốc gia này và hiện nay chỉ chiếm được khoảng 2,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chè của Pakistan;
Hiện nay các sản phẩm chè của Việt Nam vẫn chưa thu hút thị trường này do còn nghèo nàn về tính đa dạng sản phẩm và chất lượng cũng chưa tốt.
Có thể thấy hiện nay tuy đang đứng thứ 5 trên toàn thế giới về xuất khẩu chè, tuy nhiên phần lớn sản lượng chè xuất khẩu chỉ chủ yếu là xuất sang các thị trường dễ tính, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm.
Còn các thị trường khó tính như Mỹ, EU thì hiện nay chè Việt Nam vẫn chưa cung cấp được cho những thị trường này. Điều đó dẫn đến sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn đang chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ so với sức tiêu thụ của thị trường thế giới.
Công nghệ lạc hậu và kỹ thuật trồng cũng như chế biến còn thủ công khiến cho ngành xuất khẩu chè Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh với thế giới.
Phương pháp canh tác và chế biến lạc hậu khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, chất lượng khó bảo đảm. Song song đó là công tác thương hiệu, quảng bá chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng.
Để có thể tiến sâu trong bản đồ thị trường chè trên thế giới một cách bền vững và giá trị cao, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải thay đổi tư duy kinh doanh, thay đổi cách thức tiếp cận, tham gia sâu vào trong chuỗi giá trị và cung ứng những điểm mạnh của mình.
Mô hình trồng chè bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học chăm sóc cây trồng đang là mô hình hữu hiệu để có thể sản xuất ra những thành phẩm chè đáp ứng yêu cầu chất lượng và cung cấp cho các thị trường Mỹ, EU…