MỤC LỤC
Thân ái kính chào quý bạn đọc đã trở lại với một chuỗi kỹ thuật trồng chè. Trong quy trình trồng chè thì công đoạn chuẩn bị nền tảng cho chè rất quan trọng, bao gồm thiết kế đồi nương, thiết kế đường và các công trình phụ trợ cho nương chè.
Bài viết hôm nay xin được thông tin đến độc giả những kiến thức nông nghiệp cần thiết cho việc thiết kế công trình chuẩn bị trồng chè đúng kỹ thuật.
Cây chè được quy hoạch trồng chủ yếu ở các vùng đất đồi núi, với độ dốc trung bình từ 0-25 độ. Cho nên việc thiết kế đồi chè tổng thể khoa học, hợp lý sẽ sử dụng hiệu quả đồi chè trong nhiều năm liền và tạo thuận lợi lớn cho toàn bộ quá trình chăm sóc cũng như thu hoạch. Đặc biệt thiết kế đồi chè đúng kỹ thuật sẽ giúp cho đất đồi không bị xói mòn hại đất.
Thiết kế đồi chè khoa học và hợp lý
Hiện nay hầu hết các vùng đất trồng chè tại những vùng Trung du và miền núi nước ta chủ yếu là ở 3 dạng như sau:
- Đất rừng mới khai hoang để trồng chè
- Đất đã từng được canh tác các cây trồng khác trong nhiều năm nay chuyển dịch sang để trồng chè.
- Đất đã trồng chè nhưng vì nhiều lý do phải thanh lý vì đất tàn kiệt, đã rơi vào tình trạng nghèo dinh dưỡng, nay cần phải tiếp tục cải tạo để tiếp tục trồng chè đợt 2.
Thiết kế đồi nương trồng chè
Thiết kế công trình để trồng chè
Công tác thiết kế đồi, hàng chè
- Các công trình phụ còn bao gồm thiết kế lô, đồi chè (nương chè), đường đi và rãnh chống xói mòn.
- Việc thiết kế từng đồi chè riêng biệt phải nằm trong bản thiết kế tổng thể chung toàn vùng trồng chè.
- Thiết kế vùng chè đồng bộ ngay từ đầu các hệ thống đường và các công trình phụ trợ như cây phân xanh, cây che bóng, cây chắn gió. Tại những vị trí và những nơi thuận lợi thì cần làm đập ngăn nước, xây hồ chứa nước dưới chân đồi, xây dựng bể chứa nước tạo hệ thống tưới tiêu, xây hố ủ phân trên đồi.
- Thiết kế hàng chè: tại những nơi mặt đồi có độ dốc trung bình từ 6 độ trở xuống (một vài điểm cục bộ có thể tới 8 độ) thi ta sẽ thiết kế hàng chè theo hướng thẳng theo hàng dài nhất và chạy song song với đường bình độ chính của đồi, còn hàng cụt thì xếp ở bìa lô.
Khu kiến thiết của đồi chè
Khu kiến thiết của đồi chè bao gồm:
- Khu chè là một tổ hợp gồm nhiều đồi chè nằm gần nhau với mục đích thuận lợi cho quản lý, thu hoạch, và dựa vào điều kiện thiên nhiên của cả khu vực để xây dựng tổng thể. Qui mô của một khu chè là khoảng 10 – 25 ha.
- Đồi chè hay còn gọi là nương chè bao gồm một ngọn đồi độc lập hoặc 1 phần khác tạo tính liên hoàn với một quả đồi trồng chè với diện tích một đồi khoảng vài ha.
- Lô chè là một tổ hợp bao gồm nhiều hàng chè với diện tích khoảng vài ngàn m2, với các phần chia lô chè sẽ dựa vào yêu cầu đi lại di chuyển, cách chăm sóc, hái chè… cách tạo phân gới để phân lô là những phần chừa lại không trồng chè.
- Hàng chè là những đường trồng nhiều cây chè trồng liền nhau theo một thiết kế định sẵn, với những đường thẳng hay là đường vành nón còn tuỳ thuộc vào độ dốc của đồi chè.
- Nếu vùng lô chè có dưới 5 – 60 hàng chè thẳng, thì các hàng chè xép (hàng chè cụt) đưa ra mép rìa lô.
Thiết kế công trình để trồng chè
Nếu vùng lô chè có từ 6 – 150 hàng chè thì trồng chè theo đường bình độ (đường vành nón), các hàng chè xép (hàng cụt) xen kẽ đều nhau.
Nếu vùng lô chè có từ 15 – 250 hàng chè thì trồng theo kiểu bậc thang hẹp với 1 hàng chè theo đường bình độ, một hàng xép để xen kẽ đều nhau.
Các hàng chè phải cách nhau một khoảng cách từ 1,25m đến 1,5 m tuỳ thuộc vào giống chè và độ dốc của đồi chè, mỗi cây chè phải cách nhau từ 0,35m – 0,50 m.
Thiết kế đường trong khu chè
Đường khi chè gồm 4 loại đường như sau
- Đường trục là đường nối khu chè này với khu chè khác liền đường chính. Đường trục yêu cầu đuờng trục ngắn nhất, đường không bị lầy lội hay bị thụt vào mùa mưa, đường ít độ dốc, với hai bên đường nên trồng các loại cây bóng mát, bề mặt đường rộng khoảng 4 – 5 m.
- Đường trong đồi chè là đường nối liền các đồi chè với nhau, các yêu cầu kỹ thuật đường cũng như đường trục ở trên, chỉ khác là mặt đường nhỏ hơn 3 – 4 m.
- Đường trong đồi chè là đường gồm đường lên đồi và đường vành đai.
- Đường lên đồi: (đường xiên) Đi từ chân đồi lên lưng chừng đồi hoặc lên đường vành đai, mặt đường 3 m, đường xiên có độ dốc từ 5 – 8 độ có rãnh thoát nước bên trong.
- Đường vành đai: (bình độ). Là đường bình độ khép kín, tuỳ theo độ dài sườn dốc đồi có 1 hay nhiều đường vành đai, khoảng 30 – 50 m có 1 đường. Đường vành đai rộng 3 m, mặt đường nghiêng vào 6 – 7 độ. Ngã ba đường lên đồi (đường xiên) và đường vành đai là chỗ quay xe.
Tổng diện tích đường trong đồi không quá 2% tổng diện tích đồi.
Thiết kế hệ thống đường đồi chè sử dụng thước chữ A và máy ngắm, trên mép đường trồng cây bóng mát.
Thiết kế các hạng mục phụ trợ
Các hạng mục phụ trợ bao gồm
- Lán trú mưa: Cứ 5 – 10 ha sẽ thiết kế một lán trú mưa, tránh nắng.
- Bể chìm chứa nước phun: Cứ 3 – 5 ha xây dựng một bể chìm có thể tích chứa 3 – 5m2. Cứ 2- 3 ha có một hố ủ phân hữu cơ tại chỗ, dung tích chứa 8 – 10m3/đợt ủ.
- Rãnh thoát nước chống xói mòn.
- Hệ thống đường thông thường kết hợp đào rãnh thoát nước, để nước mưa thoát theo hệ thống, đường, giảm thiểu lượng đất xói mòn. Trong thiết kế đồi chè chú ý tới hệ thống hồ đập chứa nước.
- Những nương chè mà độ dốc cục bộ quá cao hoặc hợp thuỷ (tụ nước) thì cần phải làm rãnh thoát nước cho đường để giảm xói mòn và giúp cho hàng chè không bị phá hỏng.