MỤC LỤC
Dịch trùn quế là gì?
Tương tự như phân trùn quế, dịch trùn quế được làm từ trùn quế tươi. Dịch trùn quế được hình thành bằng cách thuỷ phân trùn quế tươi theo phương pháp sinh học. Chưa nói đến sự tương tác, tham gia vào hoạt động của vi sinh vật và enzym. Các acid amin tự nhiên có trong chất lỏng này cùng hơn 16 loại acid amin thiết yếu khác. Ngoài ra, còn có những acid thiết yếu khác. Trong dịch chứa những chuỗi peptide cực kì hữu dụng và quan trọng đối với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Đặc điểm của dịch trùn quế: Dịch có màu nâu cánh gián đến màu nâu đen sẫm tuỳ chất độn. Có mùi tanh đặc trưng của dịch nhầy của quế, mùi này sẽ bay rất nhanh.
Tác dụng của dịch trùn quế
Với cây trồng
- Dịch trùn quế có tác dụng như một loại phân bón thay thế các sản phẩm phân bón lá thông thường, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt và chống lại bệnh hại.
- Dịch được sử dụng chủ yếu cho cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu rất tốt. Vì trong dịch chứa thành phần là các acid amin, nguyên tố Bo có khả năng thụ phấn ở cây trồng. hạn chế vấn đề về rụng trái non.
- Ngoài ra thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển tốt hơn và giúp hạn chế vi sinh vật có hại và nấm bệnh.
- Bổ sung lượng vi sinh vật có lợi cho đất.
Cách sử dụng dịch trùn quế làm phân bón lá cho cây:
- Đối với hoa, cây kiểng: pha 15ml/15 lít đối với cây trưởng thành. 10ml/15 lít đối với cây con trong giai đoạn trong vườn ươm. Phun 1 – 2 lần trên tuần lúc trời râm nắng nhẹ. Tránh phun khi hoa đang nở.
- Đối với rau: pha 10ml/20 lít. Phun 2 -3 lần/vụ, phun lúc trời râm nắng nhẹ, vào thời kỳ 6 -8, 15 -20 ngày sau khi gieo. Ngưng sử dụng trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày.
- Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: Pha 15ml/10 lít phun 3 – 4 lần/vụ. Có thể phun vào thời kỳ tỉa cành tạo tán, đâm tược, chuẩn bị tạo mầm hoa hay sau khi ra trái non từ 10 – 15 ngày.
- Đối với các cây trồng đại trà: nên dùng để bón lót.
Nên sử dụng dịch tưới vào sáng sớm tránh ánh nắng và tối muộn.
Dịch trùn quế cho gà:
Bên cạnh những loại thức ăn chứa nguồn đạm truyền thống như bột cá, bột thịt,… thì nguồn đạm từ dịch quế ngày càng được áp dụng nhiều trong chăn nuôi gà, trộn dịch vào thức ăn giúp cân bằng nhu cầu dinh dưỡng, kích thích thèm ăn, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng giúp gà ăn nhiều, tăng trọng nhanh. Hỗ trợ lông vũ bóng và phát triển, kích thích mọc lông. Ngoài ra còn cung cấp hệ vi sinh đường ruột là Bacillus và Lacto Bacillus giúp gà hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng trong thức ăn.
Dịch trùn quế cho cá, tôm, thuỷ hải sản nói chung.
Sử dụng dịch trùn kết hợp cùng những loại thức ăn khác cho thuỷ sản giúp bổ sung nguồn vitamin và acid amin thiết yếu cho thuỷ hải sản, vừa có tác dụng dẫn dụ tôm, cá đến ăn thức ăn nhanh chóng. Ngoài ra dịch trùn quế có thể gây màu nước, ổn định tảo, tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển nhằm tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá, phòng trừ dịch bệnh.
Hướng dẫn cách tự làm dịch trùn quế tại nhà
Nguyên liệu:
- Trùn tinh 0,5kg
- Rỉ mật 500ml
- Thùng/ xô nhựa khoảng 5-7 lít
- Chế phẩm vi sinh EMINA 500ml
- Chuối chín hoặc đậu tương nghiền nhỏ, hoa quả chín: 100g
- Nước sạch (nếu dùng nước máy nên để ngoài trời nắng cho bốc hơi hết khí Clo): 0,5 lít
Các bước tiến hành
Bước 1: Cho 0,5kg trùn tinh, 300ml rỉ mật và 300ml vi sinh EMINA và tất cả các nguyên liệu kèm theo vào xô. Nước nên đun ấm khoảng 40 độ. Cho tất cả vào thùng khuấy đều 5-8 phút cho tan rồi đậy nắp lại. Phần miệng thùng nên đục vài lỗ nhỏ để không khí lọt vào mà ruồi k thể vào. Khuyên dùng là nên đục lỗ to một chút rồi nhét bông vào để tránh ruồi đẻ trứng. Sau đó dùng băng dính dán chặt nắp lại để tránh bị bung.
Bước 2: Cách 5 ngày mở ra khuấy 3-5 phút rồi lại đậy nắp lại, dán băng dính vào.
Bước 3: Khoảng 3 tuần sau mở nắp ra cho nốt 200ml rỉ mật hoà với 0,3 lít nước ấm và 200ml vi sinh vào thùng rồi khuất đều rồi đậy nắp lại. Sau 15 ngày có thể sử dụng được.
Thành phẩm và cách sử dụng
Thành phẩm có màu nâu cánh gián, mùi lúc mở nắp hơi tanh nhưng một lúc sau sẽ hết. Nếu thành phẩm có mùi hôi thối là thức ăn chưa được làm sạch sẽ, còn sót lại phần phân chuồng, khâu lọc tạp chất của cơ sở cung cấp giống tinh chưa đạt.
Chắt nước dịch quế cho vào chai, phần bã còn lại không đáng kể có thể hoà nước tưới gốc. Chai dịch trùn cứ 1-2 ngày nên mở nắp 1 lần vì sinh vật sinh khí dễ gây phồng chai và nổ.
Khi sử dụng, pha loãng theo tỉ lệ 1: 300 để tưới cho ray, đặc biệt sau khi rau lên lá thật, cách 2-3 hôm phun 1 lần đảm bảo rau lên tốt, xanh và khoẻ. Nên cách ly sau phun tối thiểu 3 ngày để đảm bảo rau hấp thụ hết dinh dưỡng và không có mùi (thường sẽ không có mùi gì và ăn được luôn nhưng nên cách ly để tránh các loại vi khuẩn có hại như Ecoli nếu có)- theo quy trình hướng dẫn tưới dịch trùn cá cho cây ở trên.
Lưu ý: Số lượng trùn ít đi hay nhiều lên, bạn cứ tăng hoặc giảm các nguyên liệu tương ứng đi là được. Các nguyên liệu trên nếu nhiều hơn một chút sẽ làm cho dịch đậm đặc và giảm đi thì dịch sẽ loãng hơn chứ không ảnh hưởng đến việc bón cho cây trồng bạn nhé!
Ngoài ra hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều cơ sở sản xuất dịch trùn quế đóng chai vô cùng tiện lợi và dễ sử dụng, bà con có thể tham khảo thêm!
Có thể tham khảo thêm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan