Quy trình chăm sóc dâu tây không hoá chất

MỤC LỤC

Cây dâu tây là một trong những loại cây trồng sử dụng lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất bởi quả dâu bị sâu bệnh tấn công sẽ hỏng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sản xuất dâu sạch qua quy trình chăm sóc dâu tây dưới đây

Cây dâu tây 

Dâu tây – loại quả quen thuộc đem lại nhiều giá trị cao, trồng và chăm sóc dâu tây như thế nào để cây sinh trái đỏ chín mọng đang rất được nhiều người quan tâm.

Dâu tây (tên khoa học là Fragaria vesca L.) là một thực vật hạt kín thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Dâu tây xuất xứ từ chây Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi như hiện nay.

Ở Việt Nam, dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới của khu vực, vì đây là loài ưa khí hậu mát mẻ của miền núi nên Đà Lạt- Lâm Đồng hay Mộc Châu- Sơn La được coi là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu. Nên loài này được xem là đặc sản của các vùng cao nguyên này.

Bài viết này, cùng EMI Nhật Bản xem qua những điều cần chuẩn bị và cách trồng, chăm sóc dâu tây theo quy trình kỹ thuật cây dâu tây không hoá chất hiệu quả nhất nhé!

Quy trình kỹ thuật cho cây dâu tây không hoá chất
Quy trình kỹ thuật cho cây dâu tây không hoá chất

Quy trình chăm sóc dâu tây theo EMI Nhật Bản

1.Giống

Hiện nay, tại Việt Nam dâu tây sử dụng 2 cơ cấu giống chính là giống ngoài trời: giống Mỹ đá, Mỹ thơm (Pajero), Langbiang… và giống trồng trong nhà màng là giống NewZealand và giống Akihime.

Các giống dâu tây hiện nay chủ yếu nhân giống vô tính theo 2 cách:

  • Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khoẻ, năng suất cao, sạch bệnh.
  • Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như nuôi cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 1 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.

Giống trồng từ ngó 66% và giống từ nuôi cấy mô 34%.

Giống ươm trong bầu trước khi đưa ra trồng
Giống ươm trong bầu trước khi đưa ra trồng

2. Chuẩn bị

  • Chuẩn bị đất trồng:
  • Chọn đất thịt nhẹ, cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đất phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.
  • Vệ sinh đồng ruộng và thu dọn tất cả tàn dư từ cây trồng trước, làm đất xử lý vôi và các loại thuốc sâu bệnh.
  • Chuẩn bị giá thể:

Giá thể trồng dâu tây gồm: đất, xơ dừa, trấu hun và phân hữu cơ vi sinh. Trộn đều giá thể đất + xơ dừa + trấu hun + phân hữu cơ hoai mục theo tỉ lệ 50-20-20-10.

Nền đất trồng dâu tây không hoá chất
Nền đất trồng dâu tây không hoá chất

3. Trồng và chăm sóc.

Lên luống trồng cao 20-25cm ở vùng đất thấp và 15-20cm ở vùng đất cao.

  • Trồng trong nhà màng: Hệ thống máng trồng được thiết kế bằng lưới sắt mỏng và màng phủ nông nghiệp, máng rộng 40 cm, sâu 35cm. Làm dàn cao khoảng  0,5 – 0,6 m so với mặt đất, khung đỡ bằng sắt, khung hình chữ nhật, khoảng cách 1,5 – 2m có một giá đỡ khung, mỗi khung chứa 01 máng mỗi máng trồng hai hàng dâu trên giá đã được xử lý. Trồng với mật độ 35.000 cây/ha, trồng theo kiểu nanh sấu, mỗi hàng cây là một dây tưới nhỏ giọt. Trồng phải đặt cây thẳng với bề mặt đất (giá thể), đào lỗ đủ sâu để lấp hết bầu rễ của cây, tránh làm vỡ bầu cây con.
  • Trên vùng núi phía Bắc, đa số sẽ dùng hệ thống tưới phun béc xoay tự động và trồng ngoài trời.
Hệ thống tưới xoay tự động tại vườn dâu tây ở Mộc Châu
Hệ thống tưới tự động tại vườn dâu tây ở Mộc Châu

4.Nhu cầu dinh dưỡng

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Nguyên tắc chung là dâu tây trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần hàm lượng đạm cao; hàm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi bắt đầu hình thành quả cần Kali cao, đạm và lân thấp. Đến giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch dinh dưỡng đòi hỏi đạm, lân, kali cân đối.

Phân bón kết hợp với tưới nhỏ giọt là loại phân bón có chất lượng cao, được nhập khẩu chuyên sử dụng trên dâu tây: bón phân cho dâu tây cần dùng đúng các loại phân phù hợp với giai đoạn sinh trưởng và phát triển của dâu tây.

Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của dâu tây thường khoảng 2 – 2,5 năm. Tuy nhiên giai đoạn cho năng suất cao từ 1- 2 năm. Sau khi giai đoạn phục hồi khoảng 1 – 1,5 tháng cây tiếp tục ra hoa cho quả. Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hoặc hơn. Liều lượng bón phân được thực hiện theo các giai đoạn ra hoa, hình thành quả và thu hoạch và giai đoạn phục hồi.

Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

5. Quản lý sâu bệnh hại 

Trên cây dâu tây có rất nhiều loại sâu bệnh hại như: phấn trắng, sương mai, rầy rệp, bọ trĩ,…Quản lý bằng chế phẩm sinh học sẽ ngăn chặn được sâu bệnh hại.

Chi tiết quy trình kỹ thuật cây dâu tây xem tại: Quy trình kỹ thuật cho dâu tây EMI

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trừ bệnh hại trên cây dâu tây

Hương sắc đỏ của trái dâu tây tại Mộc Châu, Mai Sơn (Sơn La)

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *