QUY TRÌNH CANH TÁC LÚA THEO EMI NHẬT BẢN

EMI Nhật Bản xin hướng dẫn bà con quy trình canh tác lúa.

Lúa được cho là cây trồng phổ biến nhất tại Việt Nam với tổng diện tích trồng lên tới 7,24 triệu ha (theo số liệu năm 2021, Tổng cục thống kê).

Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Châu Á và châu Phi.

Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Mỗi giai đoạn, cây lúa có các đặc điểm nhận dạng rõ ràng. Đây chính là cơ sở quan trọng để phân biệt và có những giải pháp tác động hợp lý.

Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh trưởng – phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, trước hết là điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện sinh thái nói chung và khí hậu, thời tiết nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh trưởng – phát triển, quá trình hình thành năng suất lúa cũng như việc hình thành các vùng trồng, vụ trồng và phương thức trồng lúa khác.

Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, nên cây lúa được trồng vào 2 vụ chính (vụ Đông Xuân và vụ Mùa). Các tỉnh miền Nam, miền Trung, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ cao quanh năm, lúa được trồng thêm 1 vụ nữa là vụ Hè Thu, một số vùng còn sản xuất thêm vụ Thu Đông (thành 4 vụ trong năm). Hai vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 2/3 tổng diện tích với 70% sản lượng lúa gạo của cả nước.

Quy trình canh tác lúa
Quy trình canh tác lúa 

Trên cây lúa cũng xuất hiện nhiều loại sâu bệnh khác nhau như: bệnh bạc lá lúa, đạo ôn, khô vằn,… sâu bệnh có sâu cuốn lá, sâu đục thân,… Giải pháp từ EMI Nhật Bản đưa tới bà con trong việc phòng và trị sâu bệnh trên cây lúa bằng phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh học. Vi sinh vật tồn tại rất nhiều trong tự nhiên, chúng giúp cân bằng hệ sinh thái.

Theo thống kê có khoảng 10% loài vi sinh vật có lợi cho con người và được gọi là vi sinh vật hữu hiệu. Bên cạnh đó có khoảng 10% các loài sinh vật không có lợi cho con người, gọi là vi sinh vật có hại, chúng có thể gây ra bệnh tật, và ô nhiễm. 80% các loài vi sinh vật còn lại là chung tính, chúng có xu hướng phát triển và thể hỗ trợ các loài vi sinh vật có lợi hoặc có hại tùy theo sự mất cân bằng đó thuộc về bên nào.

Bản chất của vi sinh EMI chính là định hướng những vi sinh vật chung tính đi theo hướng trở thành những vi sinh vật có lợi (theo nghiên cứu từ GS.TS. Teruo Higa ở Trường Đại học Tổng hợp Ryu Kyus – Okinawa – Nhật Bản, 1980). Những vi sinh vật này được ứng dụng rộng rãi trong vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, nước thải, ứng dụng trong trồng trọt và chăn nuôi,…

Bài viết này xin chia sẻ đến quý nhà nông phương pháp canh tác lúa theo quy trình vi sinh của EMI Nhật Bản: QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY LÚA THEO EMI NHẬT BẢN

Chúc quý nhà nông có 1 vụ mùa bội thu!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: https://eminhatban.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *