MỤC LỤC
Bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng đó là do virút hướng thượng bì gây ra, đó là bệnh cấp tính, có khả năng lây lan rất nhanh, mạnh, đặc điểm đó là sốt và hình thành các mụn nước ở miệng, chân và vú.
Cảm nhiễm mạnh nhất với virút đó là trâu và bò, với tỉ lệ 100%. Bò non tỉ lệ chết có thể lên tới 50-70%, thậm chí 100%.
Bệnh lở mồm long móng ở bò thịt
Virút lở mồm long móng mẫn cảm với sự thay đổi các tác nhân như độ pH, ánh nắng mặt trời. Nhưng virus có thể sống lâu trên đồng cỏ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Nó có thể sống 1 tháng trong tinh bò đông viên -79 độ C; từ 10-12 tuần ở thức ăn; và thậm chí là hơn 1 năm trong chuồng nuôi.
Bò mắc bệnh đó là do hít không khí hoặc ăn uống thức ăn chứa mầm bệnh. Sau khi mầm bệnh vào cơ thể sẽ ngay lập vào máu và phát triển mạnh mẽ ở các vùng biểu bì miệng, chân và đầu vú của bò bệnh.
Triệu chứng và bệnh tích bệnh lở mồm long móng ở bò thịt
Ở bò, thời gian ủ bệnh là 3-6 ngày. Bò sốt cao (40-410C), ủ rũ, kèm theo kém ăn hoặc bỏ ăn. Sau đó giảm sốt thì bò có các biểu hiện viêm miệng cấp tính, nước bọt chảy nhiều, miệng bò sưng, nước dãi thành những sợi dài xoắn và bám quanh môi. Miệng bò mím chặt có tiếng lép bép.
Bệnh lở mồm long móng ở bò thịt
Sau khi sốt 2-3 ngày xuất hiện các mụn ở lưỡi và hàm trên, sau đó là ở các vùng như môi, lỗ mũi, kẽ chân, bờ móng, đầu vú…
- Các mụn này có hình tròn dài, đường kính vết từ 1-2 cm.
- Thành mụn có mầu sáng lúc đầu, rồi dần sau đó chuyển dần sang màu vàng và mụn dầy lên, sau 1-3 ngày sau mụn bị vỡ, dịch mủ chảy ra tạo thành sẹo mầu đỏ.
- Mụn ở chân thường bị nhiễm trùng do tiếp xúc môi trường bẩn, khiến bò què, khó đi lại hoặc nằm phục và có thể bị tuột móng.
Cấp độ ác tính, bò suy hô hấp đột ngột, viêm cơ tim, rối loạn tiêu hóa, chết sau 12-20 giờ, khi chưa có dấu hiệu trên móng và miệng.
Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở bò thịt
Xác định chính xác bệnh dựa vào bệnh tích, biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán phòng thí nghiệm. Trong chẩn đoán thì mỗi động vật nhiễm sẽ có dấu hiệu khác nhau.
Lấy bệnh phẩm là các mụn nước chưa vỡ vào ngày thứ 2-3 sau khi mọc để chẩn đoán phòng thí nghiệm.
Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm bệnh lở mồm long móng ở bò thịt:
- Phản ứng ELISA
- Nuôi cấy mô
- Phản ứng cố định bổ thể
- Tiêm truyền qua động vật thí nghiệm: chuột nhắt non, chuột lang…
Phòng và trị bệnh bệnh lở mồm long móng ở bò thịt
Hiện chưa có thuốc đặc trị virus bệnh lở mồm long móng, bệnh có thể tự khỏi nếu không nhiễm bệnh khác. Cách điều trị hữu hiệu đó là sát trùng bằng chất sát trùng nhẹ để ngăn bội nhiễm.
Khi đã xảy ra dịch, có 3 cách chống dịch đó là giết hủy toàn bộ, tiêm phòng vacxin và giết hủy kết hợp tiêm phòng. Việc áp dụng biện pháp nào tuỳ thuộc vào tình hình của mỗi nước.
Hiện nay nước ta chủ yếu là phát hiện virus chủng O nên tiêm phòng chủ yếu là vacxin chủng O.