Phòng và trị bệnh lở cổ rễ trên cây con

MỤC LỤC

Bệnh lở cổ rễ hay chết trên cây con, khá phổ biến ở các loại cây trồng như lạc, cà chua, cà rốt, dưa, ớt, rau màu…, đặc biệt ở những khu vực nóng ẩm thấp,… là vấn đề nan giải đối với nhiều nhà nông.

Bệnh lở cổ rễ trên cây trồng
Bệnh lở cổ rễ trên cây trồng

Triệu chứng bệnh lở cổ rể

Bệnh thường phát sinh khi cây còn nhỏ, nhất là tại thời điểm mới trồng. Biểu hiện là cây đang xanh tốt bỗng chuyển sang héo đột ngột vào ban ngày, nhất là buổi chiều.

Quan sát tiếp cũng có thể thấy phần thân sát mặt đất bị teo lại và đổi màu, đôi khi cả phần rễ cũng bị hư thối.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây chết từng chòm hay cả vạt, làm mất mật độ vườn cây.

Tác nhân gây bệnh lở cổ rễ

Do một loại nấm mang tên Rhizoctonia solani ưa phát triển trong môi trường ruộng lạc hoặc rau màu.

Nguyên nhân bệnh do hạt giống, cây giống mang mầm bệnh và chưa được xử lý trước gieo trồng.

Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn và trũng thấp, ẩm ướt, và có nhiều loài sâu hại sống trong đất như bọ nhảy sọc cong thì bệnh cũng dễ phát sinh, phát triển mạnh.

Cách phòng trừ bệnh lở cổ rễ

Để phòng trừ và điều trị bệnh này thì nhà nông cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp:

  • Biện pháp phòng trừ thủ công:

– Vệ sinh tàn dư cây vụ trước. Nếu vườn thường bị hại, cần xử lý đất trước khi trồng, ví dụ bón vôi bột. Cày đất phơi ải nếu có điều kiện trước khi trồng.

– Lên luống cao để đất và vườn được thông thoáng. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất dễ bị bí và yếm khí sau khi trồng.

– Bón lót phân chuồng đã được ủ bằng vi sinh và nấm đối kháng để đất được tơi xốp, thoát nước. Hoặc sử dụng các loại phân vi sinh có chứa nấm đối kháng.

– Sử dụng giống kháng bệnh, giống đã được xử lý trước gieo trồng. Sử dụng hạt giống khỏe ở cơ sở tin cậy để hạn chế nguồn bệnh.

– Khi chăm sóc, tránh làm xây xát và làm đứt rễ.

– Tưới tiêu nước thật tốt, nên tưới theo rãnh, không tưới lên mặt luống, hạn chế để vườn quá ẩm. Không để chế độ nước thay đổi đột ngột dễ làm đứt rễ. Không để nước từ vườn khác chảy tràn vào ruộng vườn.

  • Biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm sinh học

– Can thiệp ngay từ giai đoạn làm đất, bổ sung chế phẩm sinh học EMINA đổ gốc để tiêu diệt các mầm bệnh trong đất kết hợp cùng chế phẩm trừ bệnh EMINA-P

– Khi cây vừa mọc, nếu vườn đã từng bị bệnh chết cây con thì cần phun và tưới gốc phòng ngừa bằng chế phẩm sinh học EMINA-P

Chế phẩm vi sinh EMINA-P
Chế phẩm vi sinh EMINA-P

Chế phẩm sinh học EMINA-P bao gồm nhiều loại vi sinh vật có lợi và quen thuộc với đời sống của chúng ta như vi sinh vật có trong men rượu, trong sữa chua, men tiêu hoá,… nên rất an toàn với người sử dụng, không cần cách li.

Trong quá trình sử dụng bà con không sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều muộn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trừ bệnh thối gốc, lở cỗ rễ trên cây trồng

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 02436408795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *