MỤC LỤC
Sâu bệnh hại là nguyên nhân gây hại nguy hiểm nhất của cây chuối từ khi trồng đến khi thu hoạch.
Sâu bệnh hại gây nguy hiểm không chỉ cho một cây mà có thể lây lan sang cả vườn, dẫn đến tình trạng suy giảm sản lượng, chất lượng hoặc có khi mất trắng, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con trồng chuối.
Bài viết dưới đây xin sơ lược qua các biện pháp căn bản nhất để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chuối. Bên cạnh đó bài viết cũng giới thiệu các phương pháp thu hoạch và bảo quản chuối.
Các loại sâu bệnh hại và cách phòng trừ trên cây chuối
Phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch bảo quản chuối
Sâu đục thân hại cây chuối
Sâu đục thân hại cây chuối thường sống và phá hoại trong thân, từ chỗ đục sâu đục thân sẽ tiết ra một chất nhầy có màu vàng đục.
Cần phòng trừ sâu đục thân hại cây chuối bằng các phương cách sau đây: Luân canh cây chuối với các loại cây trồng khác. Chăm sóc cây chuối bằng các chế phẩm vi sinh phù hợp để cây chuối có sức đề kháng với sâu bệnh.
Sâu gặm vỏ quả hại cây chuối
Sâu gặm vỏ quả hại cây chuối làm vỏ quả bị hại có những vết sần sùi kích thước 1-2 cm, đôi khi các vết sần liên kết với nhau tạo thành từng khối đám làm xấu quả chuối.
Vệ sinh vườn sạch sẽ, làm cỏ sạch sẽ giúp phòng tránh được bệnh sâu gặm vỏ quả hại cây chuối.
Bệnh chùn ngọn hại cây chuối
Phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch bảo quản chuối
Bệnh chùn ngọn làm cho lá chuối bị ngắn, cuống lá chuối xếp chồng sít vào nhau sau đó khiến cho cây con sẽ bị tàn lụi dần dần rồi chết hẳn.
Cần phòng trừ bệnh chùn ngọn lây lan nhanh chóng qua cây chuối khác nên nếu cây chuối nào phát hiện bị bệnh thì cần loại bỏ và tiêu hủy cây ngay lập tức.
Bệnh thán thư hại cây chuối
Bệnh thán thư hại cây chuối có các triệu trứng như làm các vết bệnh lốm đốm như quả trứng cuốc khi quả chín.
Bà con nông dân cần phòng tránh Bệnh thán thư hại cây chuối bằng cách bao buồng quả bằng bao ny long và sau khi thu hoạch chuối, xử lý quả chuối bằng các chế phẩm vi sinh xử lý quả.
Bệnh héo rũ Panama hại cây chuối
Bệnh héo rũ Panama là nguyên nhân làm héo vàng lá chuối và héo xanh lá.
Cần phòng trừ bệnh héo rũ bằng cách bón vôi tại gốc để diệt mầm bệnh hại và tăng cường chăm sóc cây bằng chế phẩm vi sinh EMINA để cây đề kháng bệnh tốt.
Phương pháp thu hoạch và bảo quản chuối
Phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch bảo quản chuối
Quãng thời gian sinh trưởng của cây chuối từ khi trồng đến chuối trổ khoảng 6-10 tháng. Và từ chuối trổ đến khi thu hoạch thêm khoảng 60-90 ngày tùy vào giống loại chuối.
Thường thì ta có thể xác định độ chín của quả chuối qua màu sắc của vỏ chuối, hình dáng, độ no đầy của quả và các góc cạnh của trái.
Lưu ý lúc thu hoạch chuối nên tránh các tác động làm cho trái chuối bị các vết trầy xước vì sẽ khiến chất lượng quả giảm sút và dễ bị hỏng, sau đó bà con có thể tách quầy chuối ra từng nải chuối và sử dụng chế phẩm vi sinh bảo quản trái để tăng khả năng bảo tồn và đặt vào các thùng giấy chuyên dụng để có thể vận chuyển đến kho hoặc nơi tiêu thụ.
Trên đây là các thông tin cần thiết về chăm sóc cây chuối tránh bệnh hại và cách thu hoạch bảo quản chuối. Rất mong các kiến thức trên đây có thể hữu ích cho quý bạn đọc.