NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC TRỒNG CÀ CHUA

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC TRỒNG CÀ CHUA

Cà chua là một trong những loài cây được trồng phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, ngoài những giống cà chua đã được trồng  từ trước, nước ta còn có thêm nhiều loại giống cà chua mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chăm sóc cà chua như thế nào để đạt năng suất chất lượng tốt, cũng như phòng tránh được bệnh trên cây trồng. Bà con hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Emi Nhật Bản dưới đây.

cà chua đến thời điểm thu hoạch

Cà chua đến thời điểm thu hoạch

1.Yếu tố môi trường

Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng  là ba từ khóa chính nếu bạn muốn cải thiện và nâng cao năng suất cà chua trong giai đoạn thu hoạch.

1.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ

  • Ảnh hưởng đến sự ra hoa

Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố quan trong quyết định đến sự ra hoa của cây cà chua.

+ Nhiệt độ cao sẽ làm chậm quá trình ra hoa, giảm số lượng hoa và chất lượng phấn hoa, gây ảnh hưởng đến độ dài vòi nhụy.

+Nhiệt độ thấp sẽ gây biến dạng bầu nhụy, biến dạng bao phấn và chất lượng phấn hoa kém.

  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây và chất lượng quả
Nhiệt độ cao Nhiệt độ thấp
Cây phát triển nhanh

Lóng dài

Cây nhẹ

Quả bị cháy nắng và mất màu

Cây phát triển chậm

Lóng ngắn

Cây phát triển dày đặc

Quả bị tổn thương lạnh và mất màu

Nhiệt độ trung bình cho cả vòng đời của cà chua từ 21-24 độ C. Nhiệt độ ban đêm thấp hơn ban ngày 8-10°C cây sẽ dễ đậu quả hơn.

1.2.Ảnh hưởng của  cường độ chiếu sáng

Cà chua là loài cây ưa sáng, chúng cần được trồng ở điều kiện đủ ánh sáng mặt trời. Thời gian tiếp xúc tối thiểu của cây dưới ánh sáng mặt trời là 6-8 tiếng/ngày.

Thiếu ánh sáng sẽ dẫn tới tỷ lệ đậu quả thấp, số lượng hoa thấp, số lượng quả ở mỗi cụm ít, nhiều quả bị thui chột và có nhiều vết đốm.

1.3.Ảnh hưởng của độ ẩm

Độ ẩm quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh sản của hoa cà chua, tăng khả năng nhiễm bệnh, giảm chất lượng quả và tăng khả năng có nhiều vết đốm.

Độ ẩm tối ưu để đạt năng suất cao khi trồng cà chua là từ 65-85%.

2.Yếu tố dinh dưỡng

Cà chua cần rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng cần thiết rất quan trọng giúp cà chua đạt năng suất và chất lượng ổn định.

2.1. Thiếu dinh dưỡng đa lượng

Nito là một trong những thành phần thiết yếu để tạo nên protein và chất diệp lục. Do đó, thiếu Nito sẽ khiến cây phát triển chậm. Biểu hiện ngay trên lá già, triệu chứng vàng lá ở phần ngọn lá sau đó lan dần vào cuốn lá.

Thiếu N và P trên cây cà chua

Thiếu N và P trên cây cà chua

Thiếu Photpho cây cà chua có màu xanh đậm, khi thiếu nặng mép lá cà chua thường cong lại, trục lá dựng đứng lên. Lá chuyển thành màu tím nhạt, đặc biệt là gân lá chuyển thành màu tím đậm. Cây sinh trưởng yếu, trái nhỏ và năng suất kém.

Triệu chứng thiếu Kali trên cây cà chua biểu hiện đầu tiên trên lá già, mép lá có màu vàng,  bắt đầu từ ngọn lá sau đó lan dần theo méo đến cuốn lá. Một thời gian sau mép lá sẽ chuyển thành màu nâu và khô.

Thiếu Kali trên cây cà chua

Cà chua bị thiếu Kali

Để khắc phục hiện tượng thiếu dinh dưỡng,  bổ sung thêm phân bón lót trước khi gieo trồng đồng thời sử dụng thêm dinh dưỡng  tinh khiết đa lượng phun cho cầy trong từng giai đoạn phát triển.

2.2.Thiếu dinh dưỡng vi lượng

Cây cà chua bị thiếu Mg và Ca

Cây cà chua bị thiếu Ca và Mg

Thiếu Ca trên cây cà chua thường xuất hiện ở lá non, lá có màu xanh nhạt sau đó bị hoại tử. Trong một số trường hợp, ngon non mới ra chuyển thành màu nâu và chết.

Trên trái thường xuất hiện một vết vệt đen tròn nhỏ, sau đó lõm xuống màu đen. Vết lõm thường xuất hiện dưới đít trái dẫn đến thối và nứt.

Để khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng, bà con có thể dùng dinh dưỡng tinh khiết vi lượng để phun cho cây trồng trong từng thời kỳ phát triển.

Cây cà chua bị thiếu Zn, B, Mn và Fe
Cây cà chua bị thiếu  Zn, B, Mn và Fe

3.Bệnh trên cây cà chua

3.1.Bệnh do virus

Virus làm xoăn vàng lá cà chua.  Do ruồi trắng là tác nhân lây truyền bệnh.

Virus khảm thuốc lá, tác nhận truyền bệnh có trong cỏ, đất và dụng cụ lao động.

Virus héo lá do bọ trĩ lây truyền.

Virus héo đốm lá cà chua do loài bọ chỉ gây ra.

Bệnh khảm trên cây cà chua

Bệnh khảm trên cây cà chua

Bệnh do virus không có thuốc đặc trị. Do đó, bà con cần phải sử dụng các biện pháp canh tác đúng kỹ thuật; từ khâu cải tạo đất trồng và chọn giống sạch bênh. Phòng bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm Emina đổ gốc để xử lý đất và chế phẩm trừ bệnh Emina-P +chế phẩm trừ sâu BT phun định kỳ cho cây trồng.

3.2.Bệnh do nấm

Bệnh mốc đen lá trên cây cà chua do nấm Cladosporium fulvum.

Bệnh đốm xám trên cây cà chua do nấm Cercospora fuligena gây ra.

Bệnh tán thư do nấm Colletotrichum phomoides gây ra.

Bệnh sương mai do nấm Phytophthora infestans.

3.3 Bênh do vi khuẩn

Vi khuẩn gây thối mềm- Erwinia carotovora

Vi khuẩn gây  loét- Clavibacter michigenense

Vi khuẩn gây đốm-  Pseodomonas syringae pv. Tomato

Vi khuẩn gây hoại tử- Pseodomonas corrugata

Biểu hiện do vi khuẩn gây đốm trên cây cà chua

Biểu hiện do vi khuẩn gây đốm trên cây cà chua

Bệnh trên nấm và do vi khuẩn được khắc phục bằng cách sau:

Phòng bênh: Sử dụng  chế phẩm trừ bệnh Emina-P phun ướt thân cây và hai mặt lá, phun định kỳ 5-7/lần.

Chữa bệnh:  Tăng liều lượng  chế phẩm trừ bệnh Emina-P phun vào cây trồng, định kỳ 3-5 ngày/lần và giảm liều dần sau khi cây phục hồi.

3.3 Bệnh do côn trùng

Một số loài côn trùng gây hại trên cà chua như bọ trĩ, nhện đỏ, bọ rầy cưa, sâu đục trái, bọ phấn và ruồi hại lá.

Khi phát hiện ra côn trùng gây hại cần sử dụng các loại bẫy côn trùng như bẫy chua ngọt, bẫy Pheromon, bẫy ánh sáng  và bẫy màu tùy thuộc vào tập tính của từng loại côn trùng, kết hợp với phun chế phẩm trừ sâu BT.

Biểu hiện do côn trùng gây hại trên cây cà chua

Biểu hiện do công trùng gây hại trên cây cà chua

3.4.Bệnh do tuyến trùng

Tuyến trùng là loài động vật không xương sống , thuộc ngành giun tròn với kích thước cơ thể rất nhỏ. Chúng tồn tại lâu trong đất và lan truyền theo dòng nước tưới tiêu, cây giống, phân bón.

Tuyến trùng chích hút rễ của nhiều loại cây làm cho rễ cây phình ra tạo thành nhiều khối u của rễ, làm cây phát triển chậm, còi cọc  tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công.

Để ngăn ngừa tuyên trùng cần thường xuyên luân canh cây cà chua với những loài cây khác họ. Tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng  chế phẩm Emina đổ gốc  để phòng ngừa.

Tuyến trùng hại rễ trên cây cà chua

Tuyến trùng hại rễ trên cây cà chua

Bài viết giới thiệu cho bà con nông dân những vấn đề chủ yếu trong việc trồng cà chua. Hy vong với nhưng thông tin trên có thể giúp nhà nông trồng được cà chua hiệu quả và đem lại năng suất cao.

————————————————————————————————————————————

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Hotline: 0243 640 8795

Email: eminhatban@gmail.com