Làm nông ngại gì địa hình

Do địa hình của Việt Nam chủ yếu là đồi núi với độ cao thấp khác nhau nên ruộng bậc thang là giải pháp phù hợp để nông dân các vùng đồi núi có thể trồng trọt và phát triển nông nghiệp.

Ruộng bậc thang là gì?

Ruộng bậc thang ở Việt Nam

Địa hình ở Việt Nam chủ yếu là đồi núi

Ruộng bậc thang là những mảnh ruộng nằm ở trên các sườn núi và lớp nọ gối tiếp lên lớp kia với diện tích là khoảng 2.200 héc-ta ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Đến năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được công nhận là di tích quốc gia như là một trong những danh lam thắng cảnh độc đáo bậc nhất tại Việt Nam.

Canh tác ruộng bậc thang

Các thửa ruộng bậc thang không phải tự nhiên mà có, mà phải suy nghĩ, tính toán sau đó đem sức lao động cùng công cụ, đổ mồ hôi xây dựng nên.

Lựa chọn đầu tiên là việc chọn các khe nước có nguồn nước tương đối ổn định và vị trí của khe nước phải có địa hình phù hợp để nước có thể được dẫn vào những thửa ruộng bậc thang.

Ruộng bậc thang ở Việt Nam

Ruộng bậc thang ở Việt Nam

Về nguyên tắc, bờ ruộng chỉ cao ngang ngực của người trưởng thành và nếu bờ càng cao thì sườn núi càng dốc. Chiều ngang của thửa ruộng hẹp.

Mặt của ruộng bậc thang nên phẳng cùng một cao độ (đồng mức).

Về việc tưới tiêu, nước tưới ruộng là sự kết hợp giữa tự nhiên, óc sáng tạo và kinh nghiệm của con người đã giữ gìn và xây dựng truyền từ đời nay sang đời khác.

Đầu tiên là bờ giữ nước và là điểm tựa vững vàng cho cả thể tích một thửa ruộng.

Trước hết, người ta đào thân núi cho nên đồi sẽ hạ dần độ cao xuống thành mặt bằng như nền sân, kế tiếp khoét mặt ruộng xuống và chừa lại vòng bao quanh có chiều cao 0,35 mét và chiều ngang bờ  khoảng 0,3 mét. Sau đó, ta dùng cuốc, cày và nhờ sức của động vật như bò, trâu và con người để làm tơi mặt ruộng, tiếp theo dẫn nước đến khi ngập mặt ruộng khoảng 0,1 mét và bừa cho đất tơi ra như bùn. Cuối cùng, ta cấy những cây mạ xuống.

Thành quả của ruộng bậc thang mang tới

Sau khi Điện Biên Phủ được hỗ trợ kinh phí khai hoang đất đai, diện tích đất trồng lúa trên địa bàn đã tăng nhanh, lên tới 1.000 ha và tổng sản lượng lương thực ở đây đạt 258 nghìn tấn vào năm 2017.

Ở Huyện Điện Biên Đông, nhờ biện pháp tăng sản lượng lương thực, khắc phục tình trạng nông dân thiếu đất sản xuất và ổn định đời sống người dân. Hiện tại, bình quân lương thực của huyện đạt 440kg/người/năm.

322,56 ha ruộng đã được khai hoang và phục hóa thành ruộng bậc thang trong những năm 2014-2016 đã góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất lúa trên địa bàn huyện Tủa Chùa: gần 3.000 tấn và sản lượng lương thực bình quân ở đây đạt hơn 400 kg/người/năm.

Ông Giàng A Cống cho biết: Vào vụ mùa năm 2017, gia đình tôi đã thu hơn 40 bao thóc và một tạ cá. So sánh với lúa nương rẫy, sản lượng thóc được trồng ở ruộng bậc thang tăng gấp hai lần.

Hà Văn Quân- Giám đốc Sở NN-PTNT Ðiện Biên vui mừng cho biết rằng: năm 2017, tổng sản lượng lương thực của tỉnh là 258 nghìn tấn, trong đó có sản lượng lúa ruộng chiếm hơn 70%.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyện nhà nông: Sản xuất nông nghiệp không hóa chất trên VTV1

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan