MỤC LỤC
Cây hành rất nhạy cảm với chất hóa học, và thường dễ mắc các bệnh hại dẫn đến thất thu mùa vụ. Để phòng ngừa và tránh sâu bệnh hại, cũng như xử lý các triệu chứng phát sinh để thu hoạch hành kết quả nhất, xin mời bà con cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây hành
Các đối tượng sâu bệnh hại chính: sâu xanh da láng (xuất hiện rất sớm và gây hại đến cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện muộn), sâu ăn tạp (), bù lạch (), bệnh cháy đầu lá, hiện tượng rã bẹ, bệnh đốm tím Alternaria pori…
Các loại bệnh chủ yếu trên cây hành đó là bệnh cháy lá, bệnh rã bẹ, bệnh đốm tím.
Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch hành
Các loại sâu hại chính trên cây hành đó là sâu da láng có tên khoa học là Spodoptera exigua, sâu ăn tạp tên khoa học là Spodoptera litura, bù lạch tên khoa học là Thrips tabaci và dòi đục lá.
Sâu xanh da láng xuất hiện rất sớm và gây hại suốt vụ, dòi đục lá xuất hiện muộn.
Để phòng tránh sâu bệnh hại bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi đồng ruộng, phát hiện và bắt sâu trưởng thành với sâu non, nếu thấy ổ trứng thì ngắt bỏ ổ trứng, và kết hợp làm cỏ sạch sẽ.
Hạn chế và tránh dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học có hại cho môi trường, dư lượng tồn trong thành phẩm có hại cho sức khỏe người dùng và các thế hệ về sau bị ô nhiễm vùng nguyên liệu.
Nên dùng các chế phẩm vi sinh như EMINA để chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.
Cần xử lý giống thật kỹ lưỡng bằng các chế phẩm vi sinh để hạn chế thấp nhất khả năng lưu truyền bệnh hại.
Để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng trị bệnh hại, bà con nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Biện pháp canh tác hành lá
Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch hành
Bà con nên luân canh trồng hành với cây trồng khác họ nhằm mục đích để cắt đứt cầu nối lưu truyền sâu bệnh hại hành giữa các vụ.
Chọn giống hành sạch, xử lý giống bằng chế phẩm sinh học.
Mùa nắng trồng dày hơn, mùa mưa trồng thưa hơn, 10- 15Cm.
Bón phân cân đối. Bà con nên bón thêm các loại phân chuồng hoai ủ vào lần bón lót hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, tưới đầy đủ nước, tỉa bỏ lá già ,lá bị sâu bệnh.
– Biện pháp vật lý- cơ học:
Làm đất phơi ải, xử lý vôi 100-200Kg/1công, tiêu diệt mầm móng sâu bệnh.
Lên liếp cao, thoát nước tốt, phủ rơm sạch để tránh mầm bệnh lây lan.
Nên áp dụng biện pháp sinh học, vừa an toàn, hiệu quả và thân thiện môi trường:
Bà con chú ý phải tránh sử dụng thuốc trừ sâu nhằm để bảo tồn các loại thiên địch của sâu hại như là ong ký sinh, cóc, ếch, nhái . . .
Sử dụng các chế phẩm sinh học như EMINA để phòng sâu và dòi đục lá, phòng bệnh thán thư…
Thu hoạch hành lá
Tiến hành thu họach khi hành đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm và ngày, nhưng không nên kéo dài quá. Hành lá khi đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Mùa vụ hành trồng được 45-60 ngày là bà con đã có thể thu hoạch. Nhưng bà con có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo thị trường và giá cả.
Một công hành (1.000m2) nếu đạt thì bà con có thể thu hoạch 4 tấn hành thành phẩm (mùa thuận – mùa nắng) và đạt 2 tấn (mùa nghịch).
Với loạt bài viết vừa qua, hy vọng bà con đã có được những kiến thức nông nghiệp cần thiết để có được những vụ mùa hành kết quả cao và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.
Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.