Kỹ thuật trồng chè- sinh thái và đất trồng chè

MỤC LỤC

Các giống chè nên trồng đã được khảo nghiệm thích hợp đặc trưng từng vùng

  • Vùng đất thấp (độ cao dưới 100m so với mực nước biển): nên trồng các loại giống chè chọn và lai tạo trong nước như giống LDP1, LDP2, PH8, PH9, một số các loại giống nhập nội từ Trung Quốc và loại giống chè vùng Trung du chọn lọc.

Sinh thái và đất trồng chè

Sinh thái và đất trồng chè

  • Vùng đất giữa: Phân vùng có độ cao 100 – 500m so với mực nước biển nên trồng các giống chè LDP1, LDP2 và Shan được chọn lọc giăm cành. Phân vùng có độ cao 500 – 1000m so với mực nước biển thì trồng giống Shan chọn lọc, hoặc giống TRI777 giâm cành.
  • Vùng đất cao (hơn 1000m so với mực nước biển):  Trồng giống Shan chọn lọc tại chỗ.

Điều kiện sinh thái thích hợp với cây chè

Sinh thái và đất trồng chè

Sinh thái và đất trồng chè

Điều kiện sinh thái

Khí hậu:

  • Nhiệt độ không khí thích hợp trung bình hàng năm 18 – 23 độ C.
  • Độ ẩm không khí thích hợp trung bình hàng năm: >80%
  • Lượng mưa hàng năm thích hợp là trên 1200 mm.

Điều kiện đất thích hợp để trồng chè

  • Đất tốt để trồng chè có tầng dày canh tác khoảng 50 cm trở lên, kết cấu đất phải tơi xốp.
  • Đất có mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100 cm trở lên.
  • Độ pH từ 4,0 – 6,0, tỷ lệ mùn trong đất mặt canh tác tổng số 2,0% trở lên.
  • Độ dốc bình quân của đất đồi không quá 25 độ.

Cây chè là cây trồng đặc biệt ưa thích với đất chua (đất kiềm), thông số độ pH chỉ từ 4,5 – 5,5 ta gọi đất như vậy là đất kiềm.

Lý do khiến cây chè thích hợp với đất kiềm

Theo những nghiên cứu gần đây, trước hết, trong quá trình phát triển và tiến hóa của cây chè có yêu cầu về môi trường đất có tính kiềm.

Trong dung dịch bộ rễ của cây chè có chứa rất nhiều các loại axit xitric, axit táo, axit clo, axit hổ phách và nhiều loại axit hữu cơ khác. Các dịch của axit hữu cơ này có thể có khả năng trung hòa lượng axit rất lớn, nhưng lại ít có khả năng trung hòa kiềm.

Vì vậy cây chè nếu phải sống trong một môi trường có tính nhiều axit, thì những chất dịch tế bào đã kể trên của nó sẽ không bị tổn hại khi bị axit thâm nhập vào, bộ rễ được khỏe mạnh. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất giúp cây chè có thể thích ứng với môi trường đất có tính chua.

Hơn nữa, đất chua (đất kiềm) có hai đặc tính nổi bật rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Đặc tính đầu tiên đó là đất có chứa ion nhôm, đất có độ chua càng cao thì sẽ có lượng ion nhôm càng lớn.

Trong những môi trường đất kiềm và đất trung tính, chất nhôm không thể hòa tan trong đất được nên trong đất sẽ không tồn tại nhôm ở dạng ion nhôm. Đối với các loại thực vật, ion nhôm là nguyên tố dinh dưỡng rất thiết yếu, tuy nhiên nếu quá nhiều ion nhôm sẽ lại gây hại cho cây.

Do đó nhiều loại cây không thể sống trong môi trường đất chua vì có lượng nhôm quá lớn. Đặc biệt riêng với cây chè thì lại có thể hấp thụ tối đa lên đến 1% lượng ion nhôm và cây chè lại đòi hỏi phải được cung cấp đủ lượng ion nhôm. Chính vì vậy cây chè phù hợp với đất chua.

Điều thứ hai đó là do trong đất chua có ít chất canxi. Tuy Canxi là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho nhiều loại cây tuy nhiên đối với cây chè thì lại không hấp thụ được nhiều. Trong đất chua có hàm lượng canxi vừa phải nên rất phù hợp với cây chè.

Trên rễ cây chè có những nơi phình to cục bộ gọi là “nấm rễ”. U nấm rễ có đặc điểm giống với u rễ của những cây thực vật họ đậu, vì bên trong có sinh vật được gọi là nấm nấm rễ. Nấm rễ với cây chè có quan hệ cộng sinh, hỗ trợ lẫn nhau, dựa vào nhau, cả đôi bên cùng có lợi.

Nấm rễ sẽ hút chất dinh dưỡng và nước ở trong đất để đáp ứng nhu cầu của mình, sau đó nó lại thải chất dinh dưỡng thừa cho cây chè hấp thụ, do đó góp phần cải thiện các điều kiện dinh dưỡng và nước tốt nhất cho cây chè.

Ngược lại, cây chè lại có thể cung cấp một lượng chất đường mà nấm rễ rất cần thiết vì bản thân nó không thể tự tổng hợp ra đường được. Đất chua lại chính là điều kiện phù hợp nhất để cho sự phát triển của nấm rễ trên cây chè.