Kỹ thuật trồng chè- phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại cho cây chè

MỤC LỤC

Xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong loạt bài viết về kỹ thuật trồng chè vừa qua. Trong bài viết này EMI NHATBAN xin được gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết về cách làm cỏ và phòng tránh sâu bệnh hại đúng kỹ thuật và hiệu quả cho cây chè. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi những nội dung bên dưới đây.

Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại cho cây chè

Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại cho cây chè 

Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại đối với nương chè kiến thiết cơ bản

  • Cần làm cỏ, xới cỏ để đảm bảo rằng cỏ dại bị diệt sạch suốt quanh năm trên mỗi hàng chè .
  • Kỹ thuật làm cỏ cho riêng đối với chè ở 1 tuổi đó là cần phải nhổ tay sạch cỏ dại ở gốc chè nhằm để có thể bảo vệ được gốc cây chè tránh bị tổn thương và không bị cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng.
  • Giữa hàng chè nên trồng xen các loại cây phân xanh, hoặc là cây đậu đỗ hoặc phải bừa xới sạch cỏ.
  • Vụ xuân (tháng 1- 2) và vụ thu (tháng 8-9) xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ
  • Trong năm sới gốc 2 – 3 lần, rộng 30 – 40 cm về 2 bên hàng chè.

Kỹ thuật làm cỏ đối với chè kinh doanh

  • Đối với vụ đông xuân: Cần xới và làm sạch cỏ dại, nên cày giữa hàng chè hoặc phay đất sâu khoảng 10 cm, tiếp đó lấp phân hữu cơ đã hoai ủ và các cành lá chè già sau khi đốn, còn nếu bà con nông dân không cày được thì phải xới sạch toàn bộ cỏ dại trên hàng chè.

Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại cho cây chè

Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại cho cây chè 

  • Đối với vụ hè thu: cần phải đào gốc cây hoang dại, rồi tiếp tục phát luống cho sạch cỏ hoặc xới cỏ ở gần gốc giữa hàng chè, cần phải bừa 3 đến 4 lần trên hàng chè hoặc phay đất sâu khoảng 5 cm.
  • Đối với đồi chè đã được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ đông xuân thì bớt các khâu làm cỏ trong vụ hè thu.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây chè

Công tác phòng trừ sâu, bệnh hại chè hết sức quan trọng, vì đây là công tác bảo đảm cây chè phát triển sinh trưởng tốt, lá chè bảo đảm chất lượng cho ra thành phẩm có giá trị kinh tế cao.

Phòng trừ sâu bệnh hại nên được áp dụng bằng biện pháp tổng hợp nhằm đảm bảo hợp lý về sự cân bằng giữa kinh tế và đạt được mục đích bền vững dựa trên sự phối hợp giữa các biện pháp trồng trọt, biện pháp sinh học, biện pháp di truyền chọn giống và hạn chế các biện pháp hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.

Đặc biệt, để công tác phòng tránh bệnh hại đạt kết quả tốt nhất cần chăm sóc cây chè bằng chế phẩm vi sinh EMINA để mang lại kết quả tốt nhất.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người dân trồng chè phải kiểm tra thường xuyên, để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh hại và tập trung phòng trừ.

Các biện pháp phòng trừ cụ thể

  • Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học sinh thái: Trồng xen cây bóng mát với các loại cây thích hợp với nương chè và có mật độ trồng đảm bảo độ ẩm duy trì trên nương chè.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho chè kết hợp với chế phẩm trừ sâu BT phun phong định kỳ nhằm ngăn ngừa sâu bệnh hại cây chè hiệu quả.

Cảm ơn quý bạn đọc đã chịu khó theo dõi hết bài viết này. Phòng trừ sâu bệnh hại và cỏ dại là bước quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi cây chè sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả cao. Cây chè là cây kinh tế quan trọng, nên cần chú ý thực hiện các bước trên chính xác sẽ đem đến kết quả tốt nhất cho bà con nông dân trồng chè.

———————————————————————————————-

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: ” Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ( EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường”

Mã số B2007-11-03DA – Viện sinh học Nông nghiệp- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam