MỤC LỤC
Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè (trà – đừng nhầm với cây hoa trà).
Thông tin tổng quan về cây chè
Chè là một thức uống có nhiều giá trị về dược liệu, và đang được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê hay rượu.
Cây chè và các giống chè
Hơn nữa chè còn là một loại cây công nghiệp dài ngày cho giá trị kinh tế cao và lâu dài. Ở các tỉnh miền cao của nước ta cây chè được quan tâm và đầu từ để phát triển mạnh và trở thành cây kinh tế trọng điểm.
Nước ta hiện nay có chè Tân Cương Thái Nguyên là một thương hiệu nổi tiếng.
Đây cũng là 1 biện pháp có hiệu lực nhằm làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế.
Nguồn gốc cây chè trên thế giới
Cây chè được cho là có nguồn gốc từ vùng cao nguyên tỉnh Vân Nam Trung Quốc, theo những nghiên cứu mới đây cho biết.
Năm 1823, các học giả người Anh cho rằng quê hương của chè là ở Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc.
Từ sự biến đổi các yếu tốt sinh hóa của các lá chè mọc hoang dại so sánh với các cây chè được trồng trọt, chăm sóc, nhà nghiên cứu Dejmukhatze cho rằng nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới cây chè được trồng phân bố ở rất nhiều nơi khác nhau.
Nguồn gốc cây chè ở Việt Nam
Theo những thư tịch cổ của nước Việt Nam ta, cây chè đã xuất hiện từ thời xa xưa ở dưới các dạng như là cây chè vườn trong các hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng, và cây chè rừng ở các vùng miền núi phía bắc.
Cây chè và các giống chè
Năm 1882, các nhà thám hiểm thuộc nước Pháp đã tiến hành khảo sát về hình thức sản xuất và buôn bán chè giữa các vùng thuộc lưu vực sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Tóm lại, cho đến nay hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều đã xác nhận rằng Đại thể cây chè đã phát nguyên từ 1 vùng sinh thái hình quạt, khu vực giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, Tây Đông từ kinh độ 95 đến 120 độ Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29 đến 11 độ Bắc.
Sơ đồ tiến hóa của cây chè
“Camellia ->Chè Việt Nam ->Chè Vân Nam lá to -> Chè Trung Quốc ->Chè Assam Ấn Độ”
Đặc điểm sinh vật học của cây chè
Thân và cành cây chè
Chè chỉ có một thân chính dạng thân gỗ và sau đó từ thân mới phân cấp ra các cấp cành.
Do hình dạng phân cành khác nhau nên người ta chia thân chè ra làm 3 loại:
- Thân gỗ
- Thân bán gỗ
- Thân bụi
Cành chè là do mầm dinh dưỡng từ thân phát triển thành. Trên cành chia làm nhiều đốt.
Từ thân chính của cây chè mà cành chè được chia ra làm nhiều cấp như cấp I, cấp II, cấp III.
Thân và cành cây chè tạo nên vòm khung tán chính của cây chè. Số lượng cành tán thích hợp và cân đối trên khung tán thì cây chè sẽ cho sản lượng cao.
Mầm chè
- Mầm chè có hai dạng: mầm sinh dưỡng và mầm sinh thực.
- Mầm sinh dưỡng là mầm phát triển thành cành lá.
- Mầm sinh thực là mầm nằm ở nách lá. Cây chè bình thường thì ở mỗi nách lá sẽ có 2 mầm sinh thực hoặc có thể là có nhiều hơn và khi đó ở nách lá cây chè sẽ có một chùm hoa nở ra.
Búp chè: đây là tên gọi của một đoạn non của 1 cành chè.
Búp chè sẽ được hình thành từ các mầm dinh dưỡng của cây chè gồm có tôm và hai hoặc ba lá non.
Kích thước của búp chè sẽ thay đổi tùy thuộc vào giống chè, loại chè và cách chăm sóc với liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.
Búp chè có hai loại:
- Búp bình thường
- Búp mù
Ở Việt Nam, có rất nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như: Chè búp Thái Nguyên, chè Bảo Lộc, chè Shan Tuyết, chè Lâm Đồng…
Những sản phẩm chè này đã cùng góp phần phát triển cây chè trên thế giới.