Kỹ thuật trồng chè- Cách đốn chè

MỤC LỤC

Đốn chè là một trong những phương pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và phát triển cho cây chè, giúp cây chè khỏe mạnh, sinh cành nhánh đúng mong muốn và cho ra kết quả cao.

Hôm nay trong loạt bài viết về kỹ thuật trồng chè, EMI NHATBAN xin được giới thiệu những kiến thức nông nghiệp cần thiết để đốn chè đúng cách mang lại hiệu quả cao cho cây chè.

Cách đốn chè

Cách đốn chè

Kỹ thuật đốn chè tạo hình

  • Đốn lần 1: Khi cây chè được 2 tuổi, tiến hành đốn thân chính của cây chè tại điểm cách mặt đất từ 12 – 15 cm, và tiến hành đốn cành tại điểm cách mặt đất  30 – 35 cm.
  • Đốn lần 2: Khi cây chè được 3 tuổi bà con tiến hành đốn cành chính của cây tại điểm cách mặt đất từ 30 –35 cm, và tiến hành đốn các cành tán tại điểm cách mặt đất từ 40 –45 cm.

Kỹ thuật đốn phớt

  • Đốn phớt có thể đốn tại thời điểm hai năm đầu, ta tiến hành đốn mỗi năm trên vết đốn cũ khoảng 5 cm. Sau đó mỗi năm ta tiếp tục đốn thân tại điểm cao thêm 3 cm so với vết đốn cũ. Khi vết đốn dưới cùng cao 70cm hơn so với mặt đất thì hàng năm bà con nông dân chỉ cần đốn tại điểm cao thêm khoảng 1cm so với vết đốn cũ.
  • Bà con nông dân cần nhớ tuyệt đối không được cắt tỉa cành lá, để đảm bảo độ che phủ, tạo độ khép tán trên bề mặt nương chè.
  • Đối với các nương chè tình trạng sinh trưởng yếu ớt, có tán lá bị thưa mỏng, bà con có thể áp dụng phương pháp đốn với chu kỳ đốn cách năm: Ta sẽ đốn theo chu ký một năm đốn phớt như trình bày ở trên, còn một năm ta sẽ đốn sửa tạo tán bằng tán chỉ cắt bỏ phần cành xanh.

Kỹ thuật đốn lửng

  • Đốn lửng là phương pháp áp dụng cho những đồi chè đã được tiến hành đốn phớt trong nhiều năm, tạo ra vết đốn ở điểm cao quá 90cm so với mặt đất.
  • Cây chè có nhiều cành tăm hương, xuất hiện nhiều u bướu, tình trạng búp nhỏ, cho ra năng suất giảm thì phương pháp đốn lửng tại điểm cách mặt đất khoảng 60 -65cm sẽ cho kết quả tốt; hoặc chè cho năng suất khá nhưng cây chè cao quá cũng nên đốn lửng tại điểm cách mặt đất 70 – 75 cm.

Kỹ thuật đốn đau

Kỹ thuật Đốn đau được áp dụng cho những đồi chè mà đã được đốn lửng nhiều năm, khiến cho cành nhiều mấu, tình trạng cây sinh trưởng yếu kém làm giảm năng suất rõ rệt thì phương pháp đốn đau được áp dụng với điểm cắt cách mặt đất 40 – 45cm sẽ cho kết quả tốt.

Kỹ thuật đốn trẻ lại

  • Kỹ thuật Đốn trẻ lại là cách được áp dụng cho những nương chè đã già, cây chè cằn cỗi vì đã được đốn đau nhiều lần, khiến cho năng suất nương chè giảm nghiêm trọng thì phương pháp đốn trẻ lại được áp dụng rất tốt cho điểm cắt cách mặt đất 10 – 25 cm.
  • Thời vụ đốn thích hợp là từ giữa tháng 12 năm nay cho đến hết tháng 1 năm sau.
  • Những nơi thường bị tình trạng sương muối thì lưu ý nên đốn muộn hơn, thường là đốn sau đợt sương muối nặng, tránh tác động của khí hậu và sự lây lan bệnh hại.

Một số nguyên tắc cần nhớ

Cách đốn chè

Cách đốn chè

  • Đốn đau trước, đốn phớt sau.
  • Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.
  • Đối với những vùng mà khí hậu có sự đảm bảo về độ ẩm, hoặc là vùng có điều kiện chủ động được nguồn nước tưới chè thì có thể đốn bớt một phần diện tích nương chè vào khoảng tháng 4-5 sau đợt chè xuân sẽ góp phần giúp rải vụ thu hoạch chè và cho kết quả tốt hơn.

Cách đốn chè và các dụng cụ đốn chè

  • Đốn chè tạo tán thì theo mặt đất có mặt bằng nghiêng theo độ của sườn dốc, tuyệt đối không được làm dập cành hoặc bị xây sát vỏ cây chè.
  • Với kỹ thuật đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình vào lần đầu tiên thì cần dùng dao được mài thật bén.
  • Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì bà con có thể dùng kéo tỉa hoặc dao mài bén.
  • Đốn trẻ lại, chặt sửa cành lớn của cây chè giống thì ta nên dùng cưa sẽ tốt hơn dùng dao.
  • Đối với các giống chè mà có sự phân cành nhiều, tạo mật độ cành lớn và tình trạng sinh trưởng đỉnh đều thì bà con có thể áp dụng công cụ máy đốn để nâng cao năng suất lao động.