Kỹ thuật nuôi bò sữa- thức ăn cho bò sữa

MỤC LỤC

1. Các loại thức ăn xanh

a) Cỏ voi (Pennisetum purpureum): Giống cỏ có năng suất cao nhất, thân đứng thuộc họ hòa thảo, rễ chùm, trồng bàng hom, cao cây 1,2 — 1,8 m giống như mía.

  • Năng suất cao, có thể thu cắt 6 — 8 lứa đạt 120 — 180 tấn/ha.
  • Tỷ lệ protein ngang với ngô hạt, trung bình 101 gam; chất khô. Thu hoạch lúc còn non (dưới 30 ngày tuổi) tỷ protein cao hơn (127 g/kg chất khô).

b) Cỏ pangola (Digitaria decumbens): thu hoạch 5 — 6 lứa/năm.

  • Sản lượng cỏ xanh 40 — 60 tấn/ha/năm.
  • Lượng protein thấp (7 — 8% d khô) lượng xơ cao (33 — 36% chất khô) do tỷ lệ lá trong thấp.

Thức ăn cho bò sữa

Thức ăn cho bò sữa

c) Cỏ ghinê (Panicum maximum) còn có tên là Tây Nghệ An.

  • Giống cỏ hòa thảo thân bụi, rễ chùm, khoảng 0,6 — 1,2 m.
  • Cỏ trồng dùng lùm bãi chăn hoặc làm thức ăn xanh tại chuồng.
  • Sản lượng 30 — 50 tấn chất xanh/ha/năm.
  • Cỏ ghinê chịu hạn và giữ được màu.

d) Keo dậu (Leucaena ỉeucocephala).

  • Cây thuộc họ đậu, cao tới 7 — 10m, trồng thành rừng để tạo đất, chống sói mòn và làm thức ăn xanh cho bò sữa bò thịt và chế biến thành bột cho lợn và gia cầm.
  • Năng suất chất xanh bình quân 4< 60 tán/ha/năm. Lượng protein trong lá khá cao (270 — g/kg chất khố), tỷ lệ xơ thấp (15 — 16% chất khô). Tỷ lệ keo dậu trong thức ăn xanh thích hợp cho bò sữa, bò thịt là 20 — 25%.
  • Do đó, người ta thường trồng xen keo dậu với cỏ voi, cỏ ghinê tỷ lệ 1:3— 4 để thu làm  thức ăn xanh hỗn hợp giàu protein và vitamin nuôi bò sữa. Hỗn hợp thức ăn có thể thay thức ăn tinh trong chăn nuôi bò thịt.

2. Thức ăn thô

Gồm tất cả các loại thức àn thực vật có tỷ lệ xơ trên 19%.

a)  Rơm: Là thức ăn thô giá trị dinh dừỡng thấp, nhiều xơ (32 — 34%), nghèo protein (2-3%), các chất hữu cơ trong rơm tiêu hóa được ít (khoảng 48 – 50%).

  • Trường hợp nuôi bò sữa, bò thịt, nếu kiềm hóa rơm bằng nước vôi, hoặc ủ rơm với urê, rỉ đường, giá trị dinh dưỡng của rơm sẽ được nâng lên.

Thức ăn cho bò sữa

Thức ăn cho bò sữa

b) Thân cây ngô sau khi thu hoạch. Giá trị dinh dưỡng phụ thuộc vào giống ngô và thời vụ thu hoạch.

  • Trong 1 kg thân- ngô có 600 — 700 gam chất khô, 60 — 70 gam protein thô và 310-320 gam xơ.
  • Tỉ lệ tiêu hóa khoảng 55%.
  • Tỷ lệ sử dụng và giá trị dinh dưỡng của thân cây ngô sẽ được nâng lên nếu ủ nó với urê và ri mật trước khi sử dụng.

c)  Cỏ khô là thức ăn thô chính của bò sữa bò thịt trong vụ đông.

  • Cỏ khô có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại khác.
  • Giá trị dinh dưỡng của cỏ phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của các loại cỏ tươi dùng phơi khô, vào kỹ thuật phơi sấy và diều kiện bảo quản, bảo quản cỏ khô ở độ ẩm 25%.

3. Thức ăn củ quả

  • Là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến trong nuôi bò sữa bò thịt, dễ trồng và cho năng xuất cao, gồm có sắn, khoai lang, khoai riềng, khoai sọ, khoai tây, bí đỏ v.v…
  • Đặc điểm chung của nhóm thức ăn này là nhiều nước nghèo protein, mỡ, xơ và các khoáng, nhưng giàu tinh bột, đường.
  • Các chất hữu cơ trong thức ăn củ quả tiêu hóa và hấp thụ, nên giá trị năng lượng trao đổi không thua kém thức ăn hạt.

a)  Khoai lang: trồng được nhiều vụ trong năm, là loại thức ăn củ quả cho bò sữa bò thịt. Lượng chất khô trong củ 270-290 g/kg, tùy theo giống và mùa vụ thu, độ ẩm của đất và giai đoạn phát triển…

  • Trong củ khoai có nhiều tinh bột và đường (850 — 900 gam/kg)
  • Khoai lang vỏ đỏ giàu tinh bột hơn khoai lang vỏ trắng với giá trị năng lượng tương đối cao (3100 — 3200 Kcalo/1 kg chất khô), nhưng nghèo protein (3,5-3,6%) và chất khoáng.

b) Sắn: Được dùng rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa thịt ở trung du và miền núi.

  • Tỷ lệ chất khô, tinh bọt trong sắn củ cao hơn khoai lang củ, còn protein, muối khoáng thấp hơn với khoảng 22 — 27 gam protein, 3 — 4 gam muối, 650 gam tinh bột trong sắn ngọt và 850 gam trong sắn đắng.
  • Trong sắn tươi có nhiều glucozit — lemaniarin dưới tác dụng của các men đường tiêu hóa, phân giải thành axit cyanhydric tự do (HCN) gây độc cho gia súc.
  • Lượng axit cyanhydric trong sắn đắng cao hơn trong sắn ngọt.
  • Sắn củ thái mỏng phơi khô, rửa sạch đất ngâm nước 2 — 3 giờ, giảm đáng kể lượng axit cyanhydric, dùng cho bò sữa bò thịt rất tốt.

c) Khoai tây: Giá trị dinh dưỡng và lượng protein của khoai tây cao hơn khoai lang và sắn.

  • Trong khoai tây có vitamin Bl, B2 và vitamin C.
  • Lượng chất khô trung bình 210 — 240 g/kg, protein thô 80 — 100 g/kg chất khô. Tỷ lệ này ở bò sữa bò thịt là 85 — 87%.
  • Khi cho ăn khoai tây sống chú ý là vỏ khoai và mầm củ có độc tố solanin (400 — 700 mg%) có thể gây rối loạn chức năng hệ thần kinh và tiêu hóa, nên khi dùng khoai tây cho bò sữa bò thịt cần rửa tróc vỏ và cho ăn loại khoai tươi không có mầm.

d) Bí đỏ: Bí đỏ có lượng nước cao (88,1%).

  • Trong 1 kg chất khô có 101,4 gam khoáng, 627 gam đạm.
  • Đặc biệt, hàm lượng caroten trong một số giống bí đỏ rất cao, tới 70 mg/kg chát khô.
  • Do đó, bí đỏ cùng với khoai lang là nguồn thức ăn củ quả nhiều nước rất tổt cho bò sữa trong giai đoạn tiết sữa, và bò thịt từ 15 đến 24 tháng tuổi.

4. Thức ăn hạt

hạt của các loại cây hòa thảo và bộ đậu.

  • Hạt hòa thảo giàu tinh bột, là nguồn thức ăn tinh cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Hạt bộ đậu giàu protein và axit arnin không thay thế, là nguồn thức ăn bổ sung protein thực vật cho gia súc, bò sữa bò thịt và gia cầm.

a) Ngô: Là thức ăn giàu năng lượng.

  • Thành phần chính của ngô là tinh bột và đường, chiếm 80% chất khô.
  • Bột ngô bảo quản khó hơn hạt vì trong bột ngô dễ bị ôxy hóa.
  • Tỷ lệ protein trong hạt ngô tương đối cao 8 — 12%, xơ 1,5 — 3,5%.

b) Cao lương: (Sorghum bicolor) Là loại cây vùng nhiệt đới, làm thức ăn xanh và làm thức ăn tinh cho chăn nuôi.

  • Hạt cao lương có lượng protein cao hơn ngô, phần dính dưỡng khác thấp hơn ngô, nhưng cao hơn thóc.
  • Trong hạt cao lương có 12% protein thô, 3,1 —: 3,2% xơ, 79 — 80% dẫn xuất không đạm.

c. Đậu tương: Là nguồn thức ăn giàu protein và năng lượng.

  • Đậu tương thường cho bò sữa bò thịt ăn ở dạng bã đậu.

d. Lạc: Là loại đậu khá phổ biến ở vùng nhiệt đới, có nhiều dầu 38 — 40% trong vỏ và 48 — 50% trong nhân.