Khoai lang

MỤC LỤC

Tên gọi

  • Danh pháp hai phần: Ipomoea batatas
  • Thuộc họ Convolvulaceae

Khoai lang là một loại cây rất phổ biến đối với mọi người trên thế giới. Khoai lang không chỉ cung cấp lương thực cho con người mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó khoai lang còn là cây thực phẩm, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến công nghiệp giúp tạo ra các mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

khoai lang

Khoai lang luộc là một món ăn dân dã của hầu hết mọi người Việt

Đặc điểm của cây khoai lang

  • Rễ củ cây khoai lang lớn
  • Củ khoai lang chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt
  • Các lá non và thân non của khoai lang được sử dụng như một loại rau
  • Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây và khoai mỡ

Các loại sâu bệnh hại cây khoai lang

Khoai lang là một trong những loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, tuy nhiên tình trạng sâu bệnh hại xuất hiện nhiều khiến năng suất khoai lang giảm đáng kể trong những năm gần đây. Dưới đây là một số loại sâu bệnh hại cây khoai lang:

  • Bệnh héo vàng
  • Bệnh héo rũ
  • Sâu đục thân
  • Sâu gập lá (cuốn lá)
  • Sâu đục dây
  • Sâu cuốn búp trắng
  • Bọ phấn trắng

bệnh héo rũ khoai lang

Bệnh héo rũ trên cây khoai lang

Sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang

Thời kỳ mọc mầm ra rễ

  • Sau khi trồng khoai lang được 5-7 ngày cây khoai lang bắt đầu ra rễ từ các mắt đốt trên thân, nhưng mầm thì phát triển chậm hơn.
  • Đây là lúc rễ con phát triển, mầm của đỉnh sinh trưởng ngọn. Một số rễ con phân hóa thành rễ củ, bộ phận thân lá trên mặt đất phát triển chậm.
  • Nhiệt độ thích hợp: 20 -25oC, nếu nhiệt độ thấp hơn 15oC sẽ khiến cây chậm ra rễ và mọc mầm. Nếu nhiệt độ thấp hơn nữa thì trong vòng 5-7 ngày cây sẽ bị chết.
  • Độ ẩm thích hợp: 70-80%, đất thoáng

Thời kỳ phân cành kết củ khoai lang

  • Đây là giai đoạn rễ con tiếp tục phát triển và đạt đến mức tối đa vào cuối thời kỳ
  • Rễ cũ tiếp tục phân hóa hình thành
  • Lá trên mặt đất cũng như cành cấp 1 phát triển nhanh dần
  • Nhiệt độ thích hợp: 25-28oC, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của củ
  • Độ ẩm thích hợp: 70-80%, đất thoáng

giai đoạn phát triển của khoai lang

Các giai đoạn phát triển của cây khoai lang

Thời kỳ sinh trưởng thân lá khoai lang

  • Đây là giai đoạn thân lá phát triển với tốc độ cực nhanh
  • Thân chính vươn dài, cành cấp 1 và cấp 2 phát triển mạnh tạo thành bộ khung thân lá hoàn chỉnh
  • Củ bắt đầu lớn dần
  • Diện tích lá tăng nhanh
  • Nhiệt độ thích hợp: 28-30oC, nếu nhiệt độ càng cao sẽ khiến thân lá phát triển càng nhanh
  • Cần bổ sung nước tưới cho cây khoai lang ở giai đoạn này
  • Độ ẩm thích hợp: 70-80%, đất thoáng

Thời kỳ phát triển củ khoai lang

  • Khối lượng củ tăng nhanh
  • Nhiệt độ thích hợp: 22-24oC
  • Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lớn của củ phải kể đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng cao thì củ sẽ càng lớn nhanh.
  • Nhu cầu nước tăng nên thường xuyên tưới nước cho cây.
  • Độ ẩm thích hợp: 70-70%, đất thoáng khí.

thời kỳ phát triển củ khoai lang

Thời kỳ cây khoai lang ra củ

Kỹ thuật trồng cây khoai lang cho năng suất cao

Đất trồng khoai

  • Khoai lang có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau
  • Ưu tiên hơn khi trồng trên đất cát pha, có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt
  • Đối với đất trũng phải làm luống to và cao
  • Đối với đất có thành phần cơ giới nặng cần phải chú trọng bón phân hữu cơ để giúp đất tơi xốp hơn

Khoai lang được trồng theo luống với các kích cỡ khác nhau phụ thuộc vào từng loại đất.

Đất cát:

  • Luống rộng từ 1,2 – 1,5m, cao từ 0,45 – 0,5m.
  • Dây khoai trồng cắt đoạn 1 và 2 với độ dài 30 – 35cm, không có rễ trên cây.
  • Lấp dây trồng dày hơn 10 cm.

Đất thịt nhẹ:

  • Luống rộng 1,2 – 1,3m, cao 0,1 – 0,45m.
  • Dây khoai trồng cắt đoạn 1 và 2 với độ dài 25 – 30cm, không có rễ trên cây.
  • Lấp dây trồng từ 7-10cm.

khoai lang

Cách bón phân cho cây khoai lang

  • Phân lót: Toàn bộ phân chuồng bón lót khi lên luống bước 1 và phân NPK-S*M1 5.10.3-8, bón lót khi lên luống bước 2.
  • Bón thúc 1: Sau khi trồng khoai lang được 15-30 ngày cần bón vào 2 bên luống, cách gốc 15-20cm
  • Bón thúc 2: Sau khi trồng 45-60 ngày, bà con nên vắt dây cẩn thận hai bên luống, sau đó bón phân, rồi xới lông, đảo phân và vun cao lấp kín gốc. Bà con chú ý không được bón phân vào gốc và vào thân lá

Cách chăm sóc cho cây khoai lang

  • Bà con cần xới đất, làm sạch cỏ và bón phân lần 2 sau khi trồng cây được 20-25 ngày, sau đó vun nhẹ vào gốc cây
  • Tiếp tục xới đất, làm sạch cỏ và bón phân lần 3 sau khi trồng cây được 40-45 ngày, sau đó vun nhẹ và gốc cây
  • Độ ẩm thích hợp: 65-80%
  • Nếu trồng khoai lang vào mùa khô hạn thì cần phải tưới rãnh cho nước ngập 1/2- 2/3 luống
  • Nên bấm ngọn sau khi trồng cây được 25-30 ngày giúp thân lá phát triển và tích lũy chất hữu cơ

ruộng khoai lang

  • Nhấc dây thường xuyên làm đứt rễ con giúp tập trung dinh dưỡng về củ nhưng cần chú ý nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
  • Thăm đồng thường xuyên để phát hiện các loại sâu bệnh kịp thời.
  • Xới đất, làm sạch cỏ, bón phân lần 3 và vun nhẹ sau khi trồng khoai được 40-45 ngày
  • Trong quá trình chăm sóc cây khoai lang bà con nên sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học cho cây trồng có tác dụng phòng chống sâu bệnh hại cho cây cũng như kích thích phát triển nhanh, tăng năng suất cây trồng hơn.

Thu hoạch củ khoai lang

  • Bà con nên thu hoạch củ khoai lang khi phát hiện cây có biểu hiện ngùng sinh trưởng như các phần lá gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhắn.

thu hoạch khoai lang

Bà con đang thu hoạch khoai lang

  • Nên thu hoạch vào những ngày khô ráo, tránh làm xây xát củ, bong vỏ củ ảnh hưởng đến mẫu mã củ và làm giảm giá trị sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *