MỤC LỤC
Trên những vùng trồng quế nổi tiếng khắp cả nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ngãi… một căn bệnh khiến cây phân nhánh nhiều ngọn đang phát sinh mà sử dụng thuốc không thể chữa khỏi đó là bệnh tua mực quế hay còn gọi là bệnh chổi rồng. Nhà nông cần làm gì khi quế bị bệnh tua mực, cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Nguyên nhân gây bệnh
Một loại dịch khuẩn bào đã được phát hiện ra trong thân cây quế đó là Phytoplasma.
Phytoplasma là các vi sinh vật nhân sơ, gây bệnh thực vật, không có vách tế bào. Chúng là loài ký sinh bắt buộc và không nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy sợi.
Phytoplasma gây ra bệnh ở hơn 300 loài thực vật trong các tế bào phloem, được lây truyền vào cây thông qua hơn 100 loài côn trùng chủ yếu là rầy. Cụ thể đối với cây quế là loài rệp vảy ống Aulacaspis.
Triệu chứng quế bị bệnh tua mực
Cây còi cọc ít lá, cây mất ưu thế đỉnh của chồi, dẫn đến mọc phân nhánh nhiều ngọn nhỏ, xoăn lại như tua mực. Rễ cây bị kìm hãm, héo úa và cuối cùng là chết cây.
Cách ngăn chặn bệnh tua mực quế
Với đặc điểm Phytoplasmas chỉ lây truyền vào cây qua côn trùng chích hút và không có thuốc đặc trị, sử dụng các loại thuốc học học trên thị trường sẽ không hiệu quả. Do đó, nhà nông cần:
- Tiêu diệt rệp môi giới, ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học như chế phẩm BT, phun định kỳ ở nồng độ 1%.
- Khi cây bị bệnh nặng nên đem đi tiêu huỷ.
Không chỉ riêng cây quế, Phytoplasmas còn ảnh hưởng đến nhiều cây trồng khác như chuối, hoa hồng, ngô… đã có dấu hiệu bệnh ở một số địa phương. Nhà nông cần theo dõi cẩn thận vườn quế và tiêu diệt ngay rệp khi thấy có dấu hiệu phát sinh.
Bên cạnh việc sử dụng chế phẩm sinh học BT, nên kết hợp việc sử dụng EMINA-P để tặng sức đề kháng cho cây quế, ngăn ngừa bệnh hại tấn công.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn