Cây cam

MỤC LỤC

Tên gọi

  • Danh pháp hai phần: Citrus sinensis
  • Tên khoa học: Orange
  • Là cây ăn quả thuộc họ bưởi

cam sành

Cam Sành Hà Giang

Đặc điểm của cây cam

Cam là một cây lai được trồng từ thời xa xưa, cam là kết quả của việc lai giống giữa bưởi và quýt.

  • Thân cam thuộc loại thân gỗ, bán bụi. Cây bưởi cao 2-3m, phân cành thấp, có 4-6 cành chính. Cành cam hướng ngon, thưa, và phân cành ngang.
  • Phiến lá cam đài, mọc so le. Lá cam hình trái xoan, màu xanh đậm, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Lá cam có tai nhỏ.

hoa cam

Hoa cây cam màu trắng

  • Hoa cam thường là các chùm hoa ngắn mọc ở nách lá. Một chùm hoa bưởi thường có 2-6 hoa; đài hoa hình chén, không có lông. Cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị hoa có 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó.
  • Rễ cây cam thuộc loại rễ mầm hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Bộ rễ phân bố nông và phát triển mạnh là rễ bất định, phân bố rộng và dày ở tầng đất mặt và ưa đất tơi xốp.

Các bệnh thường gặp trên cây cam

Cây cam thường có những loại bệnh, sâu gây hại sau: bệnh thối gốc chảy nhựa, chảy gôm, bệnh tristeza, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh scab, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rầy chống cánh, rệp sáp, bọt xít xanh…

Tham khảo: Vi sinh EMINA phòng và trị tận gốc các bệnh trên cây cam

Những lợi ích của quả cam đối với sức khỏe

  • Giảm dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng thì nên uống nước cam thường xuyên vì trong cam có tính chất chống viêm và kháng histamine làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả.
  • Làm đẹp da: Hàm lượng vitamin C trong cam giúp sản xuất collagen, vì vậy da bạn sẽ mềm mại và sáng hơn khi uống nước cam thường xuyên. Bên cạnh đó tình trạng chàm hay mụn trứng cá cũng sẽ giảm rõ rệt nếu bạn bổ sung cam cho cơ thể nhiều hơn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vào mùa lạnh hoặc mùa cúm bạn nên ăn cam hoặc uống nước cam sẽ giúp phòng chống các bệnh viêm nhiễm cũng như các bệnh cảm cúm rất tốt.

nước cam

Uống nước ép cam rất tốt cho sức khỏe

  • Tốt cho mắt: Cam chứa hàm lượng vitamin A rất cao, vì vậy rất tốt cho việc cải thiện tình trạng của mắt.
  • Tốt cho tim mạch: Lượng chất xơ trong cam cao giúp tối ưu hóa hệ thống tim mạch. Bên cạnh đó trong cam có chứa chống oxy hóa flavonoid, hesperidin làm giảm cholesterol, giảm viêm, và hạ huyết áp.
  • Tốt cho tiêu hóa: Cam có đầy đủ các chất được gọi là phytosterols (sterol thực vật), một loại chất béo được tìm thấy trong các loại hạt, trái cây và rau quả. Những sterol này chặn cholesterol không cho các tế bào trong ruột hấp thụ.
  • Phòng chống ung thư: Chất chống oxy hóa có trong cam như flavonoids, hesperitin và nariginin có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư rất hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C cũng là chất oxy hóa rất tốt có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể.

Phân biệt các giống cam ngon tại Việt Nam

  • Cam Bù Hà Tĩnh: đây là giống cam có vỏ mịn nhẵn, hình cầu, màu vàng đỏ. Cam Bù nhiều nước và vị ngọt thơm.
  • Cam Xoàn miền Tây: cam Xoàn hình tròn, vỏ màu vàng nhạt, có những vòng xoáy như đồng tiền. Cam Xoàn có ruột vàng, ít hột, có vị ngọt đậm, thanh mát và mùi thơm nhẹ.
  • Cam Cao Phong: có nhiều giống cam được trồng tại đất Cao Phong. Cam xã Đoài có vỏ vàng đều, ăn ngọt và ít hạt. Có loại cam khác lòng vàng vị ngọt, sánh và đây là loại cam đặc biệt nhất ở đây. Đây là loại cam có vỏ rất mỏng, mùi thơm nhẹ và ăn ngọt mát.

cam canh

Cam Canh

  • Cam Vinh: vỏ cam mỏng, tép cam bên trong màu vàng nhạt, vị ngọt thanh. Cũng có quả cam Vinh vị chua nhẹ.
  • Cam sành Hà Giang: đây là giống cam có vỏ sần sùi, dày. Quả cam màu xanh khi chưa chín và khi chín hẳn thì chuyển sang màu vàng. Cam sành ngọt, ăn dôn dốt, có mùi thơm nhẹ và rất ngon.Tép cam mọng nước màu vàng. Quả cam sành có rất nhiều múi nên bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước rất ngon.
  • Cam Canh: đây là giống cam có màu vàng cam, vỏ rất mỏng. Đây là giống cam có thể bóc vỏ tách ra từng múi ăn trực tiếp luôn chứ không cần phải bổ ra như cam thường. Cam Canh có vị ngọt mát rất đặc trưng so với các loại khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *