Cây trồng GMO là một bước tiến của nền nông nghiệp thế giới, giúp cho cây trồng khắc phục được những điểm yếu và đạt được chất lượng tốt nhất.
Khởi điểm cây trồng GMO
Cách đây gần 20 năm, vào năm 1996 nông trại GMO đầu tiên được hình thành. Với những nghiên cứu tỉ mỉ thì đến nay mô hình này đã có những thành công vang dội, thay đổi cả nền nông nghiệp của thế giới.
Đến nay mô hình này đã có mặt trên hơn 26 quốc gia, và 19 quốc gia đang rất phát triển, trong đó có cả Việt Nam và các quốc gia Châu Á. Đến thời điểm này diện tích các nông trại GMO đã lên đến 185 triệu hecta.
Ở các nước tại châu Mỹ áp dụng cây trồng GMO trên đậu nành, bông, hạt cải dầu và bắp.
Ở Châu Phi thì áp dụng trên bắp và đậu nành.
Bắp được trồng theo phương pháp GMO
Riêng tại Việt Nam hiện tại đang áp dụng thử mô hình này trên hai giống đó là bắp và đậu nành.
Lợi ích của cây trồng GMO
Cây trồng GMO là loại cây được nghiên cứu và được cấy ghép các gen để có thể khắc phục các điểm yếu và phát triển được những yếu tố tốt nhất của cây.
- Khả năng chịu hạn: cây trồng GMO là cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, vì vậy có thể phát triển ở những vùng khô hạn, tạo điều điện cho những vùng khác cũng có thể trồng được loại cây mà trước đây không thể.
- Khả năng kháng thuốc diệt cỏ: cây trồng có khả năng này để giúp nông dân yên tâm hơn trong việc sử dụng thuốc diệt cỏ khi cần thiết.
- Khả năng kháng bệnh: đối với những bệnh đặc trưng của mỗi loại cây đều được GMO khắc phục và giúp cây phát triển bình thường.
- Khả năng kháng côn trùng: Giúp cây chống lại những dịch chất có hại do côn trùng đưa vào, giúp giảm lượng thuốc trừ sâu vào mỗi vụ mùa.
- Dinh dưỡng cao: hiện nay đậu nành là giống được gia tăng dinh dưỡng nhiều nhất, chúng có thể giữ lại dinh dưỡng trong thời gian lâu hơn, tăng được lượng dầu và không chứa các chất béo chuyển hóa.
Các loại quả được trồng theo tiêu chuẩn GMO
Những điều còn tồn đọng
Nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu đúng về cây trồng GMO và có những ý kiến trái chiều về việc tiêm thuốc và sử dụng chất bảo quản, chất kích thích để được những kết quả như thế.
Vì trong những thử nghiệm đầu tiên vào năm 1996, giống cà chua GMO đã gây hại cho chuột, làm thân hình chuột biến đổi như động vật đột biến gen.
Đến nay đây vẫn là vấn đề còn tranh cãi, đa số các quốc gia trên thế giới nghiêm cấm việc sử dụng cây trồng GMO và cả động vật biến đổi gen như bò cơ bắp hay lợn cơ bắp.
Về việc sử dụng sản phẩm GMO chúng ta vẫn không thể khẳng định là không tốt vì đã có 26 quốc gia sử dụng và đến nay chưa có hậu quả nào từ việc này dẫn đến. Đã có rất nhiều chứng nhận an toàn cho những cây trồng GMO như: 958 giấy an toàn cho thức ăn vật nuôi, 3083 giấy an toàn cho các cây trồng GMO… Tuy nhiên vẫn là điều mà chúng ta nên cân nhắc khi sử dụng vì có thể ta sử dụng không phải là sản phẩm GMO.