Theo như tờ báo Daily Mail đưa tin, hiện tại Campuchia đã tạo ra giống lợn mới, giống lợn cơ bắp nổi cuồn cuộn như một lực sĩ hạng nặng, và việc này được này thực hiện bởi công ty Duroc Cambodia.
Giống lợn siêu nạc
Hiện tại nhu cầu về thịt heo tăng nhanh đến nỗi các cở sở chăn nuôi và chế biến thịt tại Campuchia không thể đáp ứng đủ.
Các nhà nghiên cứu tại Campuchia đã nghiên cứu để có thể cho ra một giống lợn cơ bắp, giống lợn có được khối lượng cơ bắp lớn, gia tăng được trọng lương thịt trên cơ thể. Vì hiện tại tất cả các phương pháp và quy trình chăn nuôi heo tại đây đã đạt tới ngưỡng và không thể giải quyết được vấn đề này.
Lợn cơ bắp
Theo ông JinSoo Kim thì việc cải tạo được giống lợn thường thành giống lợn cơ bắp là điều vô cùng khó khăn, phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và chọn lọc kĩ càng. Có thể phải hơn hơn 10 năm mới có thể có kết quả như mong muốn.
Hiện tại trên thế giới đây không phải là ca đầu tiên, đã có giống bò cơ bắp ( giống bò Piedmontese và Belgian Blue) và chuột cơ bắp. Nhưng thí nghiệm này không thể áp dụng với qui mô lớn vì hiện nó vẫn chưa đem lại lợi nhuận kinh tế cao, trong khi để chăm sóc cho những đàn vật nuôi thí nghiệm thì tốn rất nhiều công sức và chi phí.
Các nhà nghiên cứu tại Campuchia đã có phương án cho việc này để có thể đi nhanh nhất, đó chính là chỉnh sửa gen MSTN, gen này là gen chịu trách nhiệm mã hóa và ngăn việc sản xuất myosttin giúp kiểm soát cơ bắp của lợn, vì vậy heo có thể phát triển tự do, có thể phát triển gấp đôi kịch thước bình thường là kích thước như mong muốn.
Kết quả của việc tạo ra giống lợn cơ bắp
Hiện nay các nhà nghiên cứu đang thực hiện thử nghiệm trên 30 con heo, tuy nhiên theo trong 30 con này thì chỉ có 1 con là phát triển và có sức khỏe tương đối bình thường, còn lại đa số những con còn lại không thể đứng vững do thân hình quá khổ so với bình thường. Việc thân hình quá khổ không chỉ ảnh hưởng đến heo mới sinh mà cũng ảnh hưởng đến cả heo mẹ khi sinh nở.
Đa số lợn đều không khỏe
Và theo thống kê thì những con lợn này chỉ có 13 con sống đến tháng thứ 8, còn lại đều chết ở những tháng mới sinh. Vì vậy vấn đề này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứ thăm dò.
Hiện người tiêu dùng trên thế giới không ủng hộ việc này và có những quốc gia nghiêm cấm sử dụng, vì việc biến đổi gen có thể gây nên những tác dụng phụ cho sức khỏe con người.
Vì thế những công trình không chỉ gặp khó khăn về vấn đề nghiên cứu mà còn gặp sự cản trở của cộng đồng quốc tế.
Định hướng tương lai
Với nhiều khó khăn tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn không bỏ cuộc, họ quyết định sẽ tiếp thực hiện công trình “lợn cơ bắp” này để có thể cho ra kết quả tốt nhất, giúp cho nền nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi có một bước tiến mới.