MỤC LỤC
Sau khi làm bông là đến đậu trái. Mỗi giai đoạn cây sầu riêng lại có một quá trình chăm sóc khác nhau và mỗi vùng miền lại có kỹ thuật khác nhau. Trong chuỗi bài chia kẻ kỹ thuật trồng sầu riêng, hôm nay EMI sẽ giới thiệu cho bà con cách xử lý sau khi đậu trái và nuôi dưỡng trái ở những vườn sầu khu vực Gia Lai.
Quá trình đi dinh dưỡng khi xử lý đậu trái
Sau sổ nhụy pha 2 lít chế phẩm sinh học Emina-P +1 lít dinh dưỡng đa lượng+ 1 lít canxi-bo+ 1 lít BT-EMI+ 0,5 lít tinh dầu cho 200 lít phun dưỡng trái, phòng rầy rệp.
Khi trái to bằng trái trứng ngỗng, tiến hành tỉa trái. Tỉa bỏ bớt trái méo mó, trái trong chùm trên 3 trái, làm sao để trái rải đều không dính vào nhau là tốt nhất.
Quá trình sinh trưởng của quả có một khoảng thời gian quả lớn chậm hoặc ngừng lớn. Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định. Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết.
15 ngày sau sổ nhụy. Có thể sử dụng phân NPK 20.20.20; 15.15.15. liều lượng 1-2 kg/cây (thành phần Kali phải là K2SO4).
Quá trình nuôi dưỡng trái sầu riêng
Kết thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh. Do sự lớn lên của tế bào. Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ.
Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, 35-40 ngày với giống thái, 30-35 ngày với giống ri sau sổ nhụy bón NPK 15.15.15. lượng 1,5-2,5 kg/cây. 60-70 ngày với giống thái, 50-55 ngày với giống ri bón NPK 15-15-15 bón 1-2 kg/cây.
Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa. Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh.
100 ngày với sầu thái và 70 ngày với sầu Ri bón 12.12.17 + TE hoặc 12.11.18 + TE. Liều lượng 1,5-2,5 kg/cây.
LƯU Ý
Kali dùng trong giai đoạn mang trái bắt buộc phải dùng sulphate kali (K2SO4). Với sầu riêng giống thái từ lúc hoa nở đến lúc trái chín tầm 130 ngày, với giống ri tầm 100 ngày. Nhưng tùy vùng và tùy năm nắng nhiều hay ít mà thời gian này chênh lệch + – 15-20 ngày. Số ngày bón phân trên là ước lượng trung bình, nếu vùng nào hoặc năm nào nắng nhiều, mưa nhiều thì mình tính % + – cho hợp lý.
- Giống Ri khó ra bông, ra bông ít, nhưng dễ đậu trái, giữ trái.
- Giống Thái dễ ra bông nhưng khó giữ trái.
- Phun thuốc trừ sâu BT – EMI định kỳ ngừa sâu đục thân, trái… + Emina- P để phòng trừ nấm phấn trắng.
- Mùa mang trái thuận là vào mùa khô, nên cần kiểm tra nhện đỏ chích hút lá, phát hiện sớm để phòng trừ.
- Với vườn có tiền sử úng trái, thối trái cần sớm dùng Emina-P để phòng.
- Giai đoạn gần thu hoạch cần kiểm tra kỹ rệp sáp, thường bị trên cành cao nên khó phát hiện, dù không ảnh hưởng đến chất lượng cơm nhưng lái sẽ dạt sang hàng sâu
- Để ý phun kỹ vào chùm 2-3 trái vì sâu thường ẩn nấp trong đó.
- Rụng sinh lý. Do khi làm bông trái đậu quá nhiều, sinh lý cây buộc phải cho rụng bớt để giữ sức của cây.
- Sốc nước, khô hạn. Nếu ta tưới đột ngột với lượng nước lớn, hay gặp cơn mưa trái mùa khiến cây đột ngột dư nước, hoặc tưới không đủ nước thì cũng sảy ra hiện tượng rụng trái non.
Nếu thời gian chưa đủ 55 ngày mà cây ra đọt non, thì cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà quên nuôi trái nên trái sẽ bị rụng. Thường sầu riêng bà con bị rụng nhiều là do nguyên nhân này, có khi rụng chẳng còn trái nào luôn. Trường hợp này cần phun phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như MKP giúp lá mau thành thục, có thể phun trái phân bón canxi bo giúp chống rụng trái non.
Trong mùa nắng cần để có để có thảm thực vật che phủ đất, giảm sốc nước, sốc nhiệt và cháy rễ tơ là nguyên nhân chính gây cháy lá.
Có rất nhiều cách làm, và phụ thuộc vào thời tiết từng vùng để chăm sóc cây hợp lý.
Chúc quý bà con thành công
Xem thêm:
Kỹ thuật làm bông sầu riêng mùa thuận
Quy trình chăm sóc cây sầu riêng
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn