MỤC LỤC
Bệnh đốm phấn- hay còn gọi là bệnh sương mai là một trong những căn bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng với tốc độ lây lan rất nhanh.
Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều dòng thuốc BVTV có thể trừ được bệnh này, tuy nhiên, ở bài viết này, EMI Nhật Bản cung cấp đến bà con phương pháp quản lý bệnh đốm phấn trên cây trồng bằng chế phẩm sinh học EMINA- an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường.
Triệu chứng của bệnh đốm phấn
- Bệnh hại chủ yếu trên lá.
- Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt, sau đó chuyển dần sang màu vàng. Đốm bệnh có hình góc cạnh.
- Khi gặp điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lớp phấn này là khối đính bào tử của nấm.
- Lá bị vàng, khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt và dễ rách lá.
- Cây bị nặng có thể chết và cho trái kém giá trị.
- Trái ít bị bệnh tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.
- Bệnh có thể xâm nhập vào vỏ trái rồi vào hạt. Hạt sẽ bị phủ một lớp bụi trắng khiến trái và hạt không phát triển.
Tác nhân và điều kiện phát sinh gây bệnh đốm phấn.
- Bệnh đốm phấn do nấm Pseudopernospora cubensis gây ra.
- Nấm bệnh xâm nhập và gây hại nặng trong mùa mưa và những ngày sương mù sáng sớm.
- Nhiêt độ và độ ẩm không khí là những nhân tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển và lây nhiễm của nấm bệnh trên cây trồng. Một giai đoạn ít nhất là 6 tiếng với độ ẩm tương đối 100% trên bề mặt lá là cần thiết cho sự sinh sản các túi bào tử, nó có thể xuất hiện ở nhiệt độ từ 5-30 độ C Sự hình thành túi bào tử cao nhất ở nhiệt độ 15-20 độ C. Khi không khí xung quanh khô, các túi bào tử được phân tán chủ yếu bằng luồng không khí.
- Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng. Bệnh gây hại làm lá rụng, làm giảm năng suất cây trồng. Thường phát sinh gây hại từ lá gốc tiến dần lên trên.
Quản lý bệnh đốm phấn bằng biện pháp canh tác kỹ thuật đúng- chuẩn
- Sử dụng giống kháng hay chống chịu bệnh tốt.
- Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí (luân canh với các cây trồng khác họ bầu bí)
- Luống trồng thoát nước tốt (Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa trong mùa mưa); dùng màng phủ nông nghiệp.
- Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá gốc, lá bệnh.
- Vệ sinh ruộng trồng, tỉa lá, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, chú ý bón phân urê, trong mùa mưa nếu bón nhiều urê, hoặc phân hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm bệnh dễ xâm nhập gây hại.
Chế phẩm vi sinh EMINA giúp quản lý bệnh đốm phấn hiệu quả- tiết kiệm- an toàn.
Bản chất của vi sinh EMI là tác động ngay từ giai đoạn làm đất, với tác dụng giúp định hướng các vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi, cải thiện chất lượng đất và bảo vệ cây trồng. Chế phẩm sinh học EMINA-P tạo một hàng rào vi sinh vật ngăn ngừa bệnh và tiêu diệt nấm bệnh khi có phát sinh.
Vi sinh EMI gồm những vi khuẩn vô cùng thân thuộc với đời sống như vi khuẩn Lactic có trong sữa chua, Bacillus subtilis có trong men tiêu hoá,… nên đảm bảo vô cùng an toàn với người sử dụng.
Quản lý bệnh đốm phấn bằng phương pháp vi sinh của EMI Nhật Bản không những mang tới sức khoẻ cho bà con mà còn giúp tiết kiệm chi phí canh tác hơn sử dụng thuốc BVTV hoá học.
Cụ thể:
- Giai đoạn làm đất/ sau thu hoạch, bà con phun chế phẩm sinh học đổ gốc Emina liều lượng 1-2 lít + 100 lít nước, tưới quanh gốc. Định kỳ 1-3 tháng/ lần tuỳ loại cây trồng.
- Kết hợp phun lá bằng chế phẩm sinh học EMINA-P liều lượng 250ml + 20 lít nước, định kỳ 10-15 ngày/ lần để phòng bệnh. Và liều lượng 300-350ml EMINA-P + 20 lít nước, định kỳ 5-7 ngày để trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm:
https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/