MỤC LỤC
Sâu vòi voi hoặc là bọ dầu dài được bà con nông dân gọi chung là sâu đục thân. Sâu đục thân luôn có mặt bắt cứ vùng nào có trồng chuối cho dù nơi đó trồng ít hay nhiều cũng điều xuất hiện chúng, sâu đục thân gây ảnh hưởng rất lướn trong quá trình cây chuối đang sinh trưởng và phát triển mạnh làm giảm năng suất của cây chuối nhất là các vùng đồi núi.
Cách nhận dạng sâu đục thân trên cây chuối
Sâu đục thân trưởng thành theo nhiều giai đoạn, sau đây là những đặc điểm nhận dạng sâu đục thân xuất hiện trên cây chuối:
- Bàn chân có 5 đốt (vì đốt thứ 4 rất bé cho nên chỉ trông thấy 4 đốt).
- Cánh sau phát triển bình thường, nhưng sâu đục thân chuối ít sử dụng cánh sau để bay xa mà thường bò trên mặt đất.
- Đầu kéo dài ra phía trước tựa như một cái vòi, miệng gặm nhai ở phía cuối vòi cong dài 3 – 3,2mm.
- Râu đầu dạng dùi đục (có 3 đốt cuối phình to) thường cong gấp hình đầu gối và có 12 đốt.
- Sâu trưởng thành toàn thân có màu nâu tươi hoặc đen bóng, thân dài khoảng 12 – 16mm kể cả vòi. Chiều ngang cơ thể 3,5 – 4mm.
- Quanh đốt ngực trước có các chấm nhỏ phân bố đều khắp đốt ngực, mặt trên nhẵn bóng, chỉ có 2 hàng chấm mờ chạy dọc ở giữa từ đỉnh tới mép dưới của mảnh cứng.
- Cánh sau bằng chất sừng cứng, không che phủ hết phần bụng, còn để hở phần lưng bụng của đốt bụng cuối cùng.
- Mặt trên mỗi cánh sau có 10 đường gân gồ ghề nổi dọc theo chiều dài cánh.
- Con trưởng thành hoạt động ban đêm, di chuyển bằng cách bò ít khi bay và có tập tính giả chết khi gặp điều kiện bất lợi.
- Con trưởng thành là thuộc loài ăn thêm phương thức gây hại giống như sâu non, đục vào trong mô thân cây chuối.
- Con trưởng thành thường tập trung sống trong các bẹ hoặc những vết lõm trên thân cây chuối sát mặt đất, trưởng thành thích đẻ trứng trên cây chuối đã có buồng hoặc sắp ra buồng, ít khi đẻ trứng trên cây chuối non.
Tác hại của sâu đục thân trên cây chuối
Tác hại của sâu đục thân trên cây chuối
- Sâu non bắt đầu đục vào thân giả cây chuối tạo thành các lỗ hình tròn hoặc hình chữ nhật không giống nhau.
- Khi đã ăn sâu vào thân giả, tiếp tục phá hoại dần các bẹ lá, sâu đục thân còn làm cho thân giả cây chuối có lỗ nhỏ và xì mủ, bị hại nặng có nhiều vết đục làm cho thân cây chuối bị thối nhủn, bốc mùi thối.
Cho đến khi số lượng sâu đã quá nhiều trên cây chuối thì chúng bắt đầu những giai đoạn phá hại như sau:
- Sâu đục thân phá hại cả giai đoạn cây còn non, hoặc có thể phá hại cả phần thân ngầm nhất là ở điểm sinh trưởng của thân chuối ngầm làm cho cây chuối thối dần và chết rụi.
- Phá hại vào giai đoạn cây chuối đã trưởng thành có thể cho thân cây chuối dễ bị gãy, đổ, nhất là giai đoạn cây chuối đang mang buồng.
- Khi cây chuối bị hại, lá trên cây vàng nhanh, rũ dần xuống.
- Các vết sâu đục sau đó thường bị nhiễm nấm làm cây bị thối nhũn.
- Chuối bị sâu đục thân phá hại làm quá trình sinh tưởng phát triển chậm, giảm năng suất, phẩm chất nông sản. Bị hại năng có thể làm chết cây chuối đồng loạt, tàn phá nhanh vườn chuối.
- Triệu chứng rõ nhất là trên thân giả của cây có rất nhiều vết đục xì mủ (chảy nhựa, chảy gôm), cây phát triển cằn cỗi, trái nhỏ, lá bị gãy, cây dễ bị đổ.
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân trên cây chuối
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân trân cây chuối
Thường xuyên về sinh cây chuối và vườn cây:
- Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cho cây chuối sinh trưởng phát triển tốt, làm tăng tính chống chịu đối với sự gây hại của sâu.
- Trên những cây chuối đã bị sâu đục thân phá hại, sau khi thu hoạch xong phải đốn chuối sát mặt đất, đào bỏ gốc chuối đưa ra khỏi vườn.
- Cắt lá khô, bẹ trên khóm chuối
- Làm sạch cỏ dại xung quanh gốc chuối
- Khi phát hiện thân giả bị sâu đục cần cắt bẹ lá từ ngoài vào trong, tìm bắt tiêu diệt sâu non và trưởng thành.
- Dùng chế phẩm sinh học trừ sâu BT giúp tiêu diệt sâu đục thân và ngăn ngừa không cho sâu đục thân tấn công, giúp cho cây phát triển và không cho các loài sâu bệnh tấn công và xâm hại đến cây gây ảnh hưởng cho cây chuối, giúp đạt năng suất cao từ số lượng đến chất lượng cho cây chuối.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi- xã Ngọc Hồi- huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội
SĐT: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn