Cách trị bệnh tảo đỏ trên cây tiêu hiệu quả

MỤC LỤC

Tiêu là loại cây trồng rất khó chăm sóc nhưng lại có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Ngày nay khi giá tiêu ngày càng gia tăng thì bệnh trên cây tiêu cũng tăng theo, đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc và sự tỉ mỉ của bà con trồng tiêu. Bên cạnh các loại bệnh gây hại trên cây hồ tiêu thì bệnh tảo đỏ là nguy hiểm nhất, có khả năng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì thế bà con cần phải chú ý các dấu hiệu dưới đây để phòng trừ ngay khi có thể.

Dấu hiệu phát hiện bệnh tảo đỏ trên cây hồ tiêu

Bệnh tảo đỏ phát sinh là do tảo Cephaleuros viescens gây ra, là “cơn ác mộng” của bà con trồng tiêu, bởi bệnh tảo đỏ lây nhiễm và xâm hại đến toàn bộ vườn tiêu, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu hập chính của bà con.

Trên lá tiêu xuất hiện những chấm đen có kích thước nhỏ từ 1mm và sau đó lan dần ra khắp lá đến 5mm.

Nếu bà con không biết cách chăm sóc và điều trị, thì bệnh tảo đỏ sẽ trở nên nặng hơn lá tiêu sẽ chuyển sang màu vàng và rụng.

Tác hại của bệnh tảo đỏ trên cây hồ tiêu

Bệnh tảo đỏ thường xuất hiện vào mùa mưa, nơi những vườn tiêu rậm rạp và cây sống không được rong tỉa.

Tác hại của bệnh tảo đỏ trên cây hồ tiêu

Tác hại của bệnh tảo đỏ trên cây hồ tiêu

Nếu bệnh trở thành dịch làm cho lá cây hồ tiêu héo, trái hư hại, rụng nhiều và năng suất cây tiêu bị giảm trầm trọng.

Bà con cần phải có biện pháp phòng trừ bệnh tảo đỏ ngay để tránh sự lây lan trở thành dịch bệnh, gây hại đến năng suất và thu nhập của bà con.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tảo đỏ trên cây tiêu

Để phòng ngừa bệnh tảo đỏ trên cây hồ tiêu, bà con cần phải:

  • Trước khi trồng tiêu, bà con nên vệ sinh vườn để tiêu diệt mầm bệnh gây hại và xới đất thật kỹ trước khi gieo trồng. Và sau khi thu hoạch tiêu, bà con cần phải vệ sinh thật sạch sẽ vườn.
  • Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và chăm sóc cây hợp lý.
  • Luôn tạo sự thông thoáng là điều cần thiết để giúp tiêu có thể chống chọi với dịch bệnh tảo đỏ bằng cách vệ sinh vườn sạch cỏ và rác, tỉa cành, tỉa những lá già và yếu đi.
  • Trồng cây với mật độ thích hợp để phòng ngừa sự lây lan của bệnh.
  • Tưới nước hợp lý, tránh trường hợp tưới quá nhiều nước tạo cơ hội cho bệnh tảo đỏ phát sinh và gây hại trên cây tiêu.

Cách khắc phục vườn tiêu khi bị tảo đỏ xâm hại

Khi vườn cây hồ tiêu có dấu hiệu của bệnh tảo đỏ, điều cần thiết nhất là bà con nên cắt bỏ những phần lá bị hư hại đi và tiêu hủy chúng.

Cách khắc phục vườn tiêu khi bị tảo đỏ xâm hại

chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây hồ tiêu

Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây hồ tiêu giúp cây có thể chống chọi được bệnh tảo đỏ, cây sinh trưởn g tốt, tăng sức đề kháng cho cây.

Ngoài ra chế phẩm sinh học EMINA-P trên cây tiêu còn giúp cây phát triển nhanh, tăng chất lượng đậu quả, an toàn với môi trường, cũng như đối với sức khỏe của bà con, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *