Cây tỏi là cây trồng kinh tế chủ đạo ở một số vùng ở Việt Nam. Cây tỏi nói chung ít bệnh tật. Nhưng những bệnh trên cây tỏi thường không dễ trị và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất.
Bệnh khô đầu lá trên cây tỏi là một bệnh nguy hiểm nhất đối với các khu vực trồng hành, tỏi, dưa kiệu, ảnh hưởng lớn đến kinh tế người dân trồng tỏi.
Hôm nay, Emi xin giới thiệu những thông tin và cách trị bệnh khô đầu lá trên cây tỏi.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh khô đầu lá trên cây tỏi có tên khoa học là Stemphylium botryosum W.
Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh là một loại nấm có tên khoa học là Stemphylium botryosum W. Nấm gây bệnh thuộc họ Dematiaceae bộ monilales, lớp nấm bất toàn Deuteromycets. Ngoài cây tỏi, nấm còn sinh trưởng và gây hại cho các loại cây trồng khác như cây hành, cây khoai tây…
Điều kiện phát sinh bệnh
Những điều kiện lý tưởng cho bệnh phát triển:
- Nhiệt độ từ 22-25 độ C.
- Trời có sương muối.
- Trời nhiều sương mù.
- Thời tiết âm u.
Cây tỏi trong giai đoạn hình thành củ là giai đoạn mà cay dễ mắc bệnh khô đầu lá nhất (thời gian khoảng tháng 11-tháng 2).
Những triệu chứng thường gặp khi bị bệnh khô đầu lá
Khi cây tỏi bị bệnh khô đầu lá, trên thân và lá cây tỏi xuất hiện vết bệnh thường có hình bầu dục dài, thời gian ban đầu vết bệnh có màu xám trắng, thời gian sau đó ngay tâm của vết bệnh sẽ chuyển sang màu nâu nâu vàng vàng ở trên nền là trắng xám xám. Sau khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày cây tỏi sẽ bị gãy gục ở giữa thân chỗ vết bệnh và dần khô héo lụi tàn. Trên thân cây, chiều dài vết bệnh có kích thước từ 10-20cm dạng kéo dài.
Thời tiết thuận lợi cho bện khô đầu lá phát triển đó là độ ẩm không khí cao, trời nhiều mưa phùn. Trong điều kiện như vậy bệnh sẽ phát triển rất mạnh. Trên lá cây có xuất hiện vết màu đen.
Cách trị bệnh bệnh khô đầu lá trên cây tỏi
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh khô đầu lá đó chính là gieo trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.
+ Thứ nhất, Việc gieo trồng tỏi phải thực hiện tập trung, đúng thời vụ: thời gian gieo trồng là từ 5-15/10 thích hợp nhất.
+ Khi gieo trồng phải bảo đảm mật độ thích hợp: hàng cách hàng từ 15-20 cm. cây cách cây từ 10-15cm. Không được trồng quá dầy, sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn.
+ Việc chăm sóc cây tỏi phải đúng cách. Khi tưới nước chỉ tưới đủ ẩm, không được để cho ruộng bị quả ướt. Khi thời tiết vào mùa có sương và những ngày có nhiều sương giá, nhà nông nên tưới nước để rửa sương bám trên thân lá cây tỏi vào buổi sáng. Đây là cách để hạn chế nấm gây bệnh phát triển.
+ Bón phân đúng kỹ thuật và cân đối. Cụ thể: nhà nông nên bón lót 3/4 lượng đạm hoặc có thể thay đạm bằng phân lân ngâm với nước giải.
+ Nhà nông nên thường xuyên thăm đồng tỏi, chịu khó ngắt bỏ các lá tỏi đã bị khô đầu lá hay bị lụi để có thể hạn chế bệnh phát sinh và lây lan cho các cây khác.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp kỹ thuật cao đã đem đến những giải pháp phòng trị bệnh khô đầu lá trên cây tỏi hữu hiệu nhưng sạch hơn, hữu cơ và an toàn cho môi trường hơn.
Các biện pháp đó bao gồm các chế phẩm sinh học xử lý môi trường, chế phẩm sinh học trong trồng trọt và kỹ thuật làm đất.
EMI là công ty tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp đầy đủ các kỹ thuật và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu nông nghiệp năng suất cao, hiệu quả và sạch cho người nông dân.