Cách trị bệnh chết chậm ở cây tiêu hiệu quả

MỤC LỤC

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây hồ tiêu, làm thế nào để ngăn ngừa  các loại sâu bệnh là mối quan tâm hàng đầu đối với bà con trồng tiêu. Một trong các bệnh làm bà con đau đầu nhất không thể không kể đến bệnh chết chậm ơ cây tiêu.

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bà con về biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh vàng là chết chậm ở cây hồ tiêu một cách hiệu quả nhất để giúp bà con có được một vụ mùa bội thu

Dấu hiệu nhận biết bệnh chết chậm ở cây tiêu

Bệnh vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu do tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp với một số loài nấm (Fusariumsp., Phytophthora sp., Pythium sp.) gây ra, và gây hại trên cây hồ tiêu trong nhiều năm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá chết chậm ở cây tiêu

Cây tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm

Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất để biết cây hồ tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm là:

  • Lá cây bị vàng, rụng nhiều lá
  • Rễ cây hồ tiêu có những cục u mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi khó phát hiện

Tác hại của bệnh chết chậm ở cây tiêu

Bệnh vàng lá chết chậm làm giảm đi rất nhiều sự phát triển bình thường của cây hồ tiêu, cây không phát triển, cằn cọc, cho năng suất thấp.

Bệnh vàng lá chết chậm gây hại nhiều nhất ở phần rễ cây, làm tổn thương cá lông hút, làm hoại tử rễ, làm bộ rễ không thể cung cấp được các chất  dinh dưỡng cho cây, làm cây suy yếu đi và chết dần.

Do bệnh vàng lá chết chậm rất khó nhận biết vì triệu chứng ít, nên nếu bà con không chú ý và biện pháp phòng ngừa thích hợp thì có thể gây chết hàng loạt ở cây, gây ra tổn thất lớn cho bà con.

Biện pháp ngăn chặn bệnh chết chậm ở cây tiêu

Bệnh chết chậm ở cây tiêu rất dễ bị lây lan qua những cây khác qua các dụng cụ lao động mang mầm bệnh, qua nguồn nước,..

Biện pháp ngăn chặn bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu

Bệnh chết chậm ở cây tiêu lây lan rất nhanh

Dựa vào nguyên nhân lây lan và tác nhân gây ra bệnh chúng ta có thể phòng ngừa bệnh vàng lá chết chậm bằng những biện pháp sau:

  • Khi lựa chọn hồ tiêu để trồng, bà con nên chọn những cây giống tốt, khỏe, có khả năng kháng bệnh cao chóng chọi với bệnh vàng lá chết chậm.
  • Bà con hạn chế xáo đất và tưới tràn nước trên cây hồ tiêu
  • Tạo sự thông thoáng cho cây, mật độ cây hợp lý nhất là vào mùa mưa
  • Hạn chế gây ra những tổn thương trên cây hồ tiêu, đặc biệt là bộ rễ để tránh sự lây lan của mầm bệnh.
  • Nuôi các loại thiên địch như ong, kiến vàng ,… để chúng giúp bà con tiêu diệt những loài côn trùng lay lan bệnh như rầy xanh.

Tham khảo: Cách trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiệu hiệu quả

Biện pháp điều trị bệnh chết chậm ở cây tiêu

Khi phát hiện cây hồ tiêu có những dấu hiệu của bị bệnh chết chậm,bà con nên:

  • Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây có dấu hiệu bị bệnh để tránh sự lây lan từ cây này sang cây khác, và lưu ý rằng nơi cây bị nhổ bỏ, bà con không nên trồng lại cây mới ngay vì khi mới nhổ đi, mầm bệnh vẫn còn và có thể lây qua cây mới trồng.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây hồ tiêu để giúp cây phát triển tốt, sức đề kháng cao, giúp cây chống chọi với bệnh và tăng năng suất cây trồng giúp bà con trồng hồ tiêu có được một vụ mùa bội thu.
  • Cải tạo đất, để cỏ trong vườn kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ, đạm tự ủ thay cho đạm hoá học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *