MỤC LỤC
Hiện nay, giá tiêu ngày càng được giá hơn trên thị trường, chính vì thế diện tích trồng tiêu đang cũng ngày càng gia tăng. Nhiều gia đình trở nên khá giả nhờ vào trồng tiêu. Nhưng bên cạnh đó, cũng tồn tại không ít gia đình trở nên thất bại khi gia nhập vào cây trồng này. Vậy do đâu có cơ sự đó? Vâng, là do sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng tiêu, cũng như biện pháp phòng ngừa các loại sâu bệnh hại hiệu quả nhất.
Trong số các loại sâu bệnh hại làm cho bà con đau đầu và trở nên khốn khó hơn bao giờ hết chính là bọ xít lưới xâm hại trên cây hồ tiêu, một loài côn trùng nguy hiểm và khó lường trước nhất. Để hiểu hơn về loại côn trùng này, bà con nên kham khảo bài viết sau đây.
Bọ xít lưới là gì?
Bọ xít lưới xâm hại trên cây hồ tiêu hy còn được gọi là rầy chữ T, rầy thánh giá vì đặc điểm và cấu tạo của chúng như: bọ xít lưới có màu đen, kích thước nhỏ khoảng 1cm, 2 khối u 2 bên trông giống cái thánh giá là do đốt ngực của bọ xít lưới phát triển ra 2 bên.
Bọ xít lưới gây hại trên cây tiêu
Vòng đời của bọ xít lưới là 27 ngày, nhưng sự tàn phá của chúng trong 27 ngày này là rất cao.
Dấu hiệu nhận biết tiêu bị bọ xít lưới xâm hại
- Lá non mất sắc tố
- Đọt non kém phát triển
- Khi cây bị bọ xít lưới xâm hại sẽ làm cho cây bị rụng gié bông, gié quả, quả non và trên quả rụng sẽ xuất hiện triệu chứng thối và trũng nước.
Tác hại của bọ xít lưới xâm hại tiêu
Khi cây hồ tiêu bị bọ xít lưới xâm hại, chúng sẽ gây ra những hậu quả như:
- Rụng nhiều lá, quả và hoa làm cho cây không phát triển được
- Tỷ lệ đậu quả giảm và năng suất cây cũng giảm theo
- Nếu bị bọ xít lưới xâm hại với số lượng lớn, và không có biện pháp điều trị kịp thời, bọ xít lưới sẽ phát triển thành dịch và gây chết toàn bộ vườn tiêu của bà con
Tác hại của bọ xít lưới mang lại trên cây tiêu
Cách phòng ngừa bọ xít lưới xâm hại tiêu
- Thường xuyên thăm vườn tiêu để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời
- Nuôi các loại thiên địch như ong, kiến vàng,… để chúng có thể giúp bà con tiêu diệt bọ xít lưới xâm hại
- Diệt cỏ dại, cắt bỏ những phần lá già không cần thiết cho cây để tạo sự thông thoáng, ngăn ngừa bọ xít lưới xâm hại.
Cách khắc phục vườn tiêu sau khi bị bọ xít lưới xâm hại
Khi phát hiện cây hồ tiêu có dấu hiệu bệnh, bà con nên:
- Cắt bỏ những phần gié bông, gié quả, quả non bị bọ xít lưới xâm hại để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và sâu bệnh khác tấn công.
- Dùng bẫy lưới để bắt những con bọ xít lưới gây hại cùng với các loại côn trùng khác.
- Bà con không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt bọ xít lưới để bảo vệ các loại thiên địch và tránh tình trạng tác dụng ngược do thuốc gây ra.
- Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học, nhất là chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây tiêu, để giúp cây phát triển tốt, tiêu diệt được bọ xít lưới xâm hại trên cây tiêu, tăng năng suất cây trồng, và tỷ lệ đậu quả cao.
————————————————————————-
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: ” Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ( EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường”
Mã số B2007-11-03DA – Viện sinh học Nông nghiệp- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam