Cách phòng và trị sâu đục thân trên cây bưởi

MỤC LỤC

Khi nhắc đến sâu đục thân hại cây bưởi, bà con thường lắc đầu ngán ngẩm kể về những nỗi lo, về tác hại mà chúng gây ra vì không biết cách điều trị và phòng chống sâu đục thân như thế nào là hiệu quả và tốt nhất?

Cách phòng và trị sâu đục thân trên cây bưởi

Sâu đục thân trên cây bưởi

Nếu bà con vẫn còn đang lo lắng về loại sâu bệnh này, thì đây chính là giải pháp tốt nhất dành cho bà con về tất cả các cách phòng trị, khôi phục,.. vườn bưởi của bà con, giúp bà con có một vụ mùa bội thu.

Đặc điểm nhận dạng của sâu đục thân trên cây bưởi

  • Sâu đục thân hại bưởi là ấu trùng của bọ cánh cứng có cặp râu dài cứng gồm rất nhiều đốt nối tiếp nhau, tên gọi chung là bọ Xén Tóc. Có rất nhiều loại xén tóc và được phân biệt theo kích thước, màu sắc, hoa văn trên cơ thể của mỗi loại.
  • Sâu đục thân thường đẻ trứng vào mùa mưa ở vị trí nách lá (đục cành, đục ngọn), để lại các vết sẹo mục, vết nứt trên thân cây, các góc tẻ cành (đục thân) hoặc các vết sẹo, vết nứt ở gốc cây (đục gốc, đục rễ).
  • Sâu đục thân trưởng thành sinh đẻ trong mùa sau đó chết đi, nhưng ấu trùng sẽ gây hại từ lúc mới nở đến khi hóa nhộng trong thời gian rất dài, và gây hại rất lớn trên cây bưởi, có loài phải đến 24 tháng mới hóa nhộng.

Triệu chứng của cây bưởi khi bị sâu đục thân gây hại

  • Sâu đục thân trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính.
  • Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục trên thân cây, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

Tác hại của sâu đục thân hại bưởi

Do sâu đục thân xâm hại trực tiếp trên thân cây, là bộ phận cung cấp các chất cần thiết từ đất lên cho cây, nên khi cây bị xâm hại bởi sâu đục thân có thể sẽ gây ra bệnh chết cây, không điều trị được.

Biện pháp phòng ngừa sâu đục thân hại cây

Có rất nhiều biện pháp phòng ngừa sâu đục thân hại bưởi, nhưng hiệu quả nhất là:

  • Bà con nên thường xuyên thăm vườn cây, nhất là vào lúc mùa mưa, tìm và tiêu diệt bọ đục thân trưởng thành để ngăn chặn sự sinh sản của chúng.
  • Dọn cỏ quanh gốc cây tạo sự thoáng mát là một điều vô cùng cần thiết để tiện theo dõi và chăm sóc thân cây.
  • Tiêu hủy những cành cây khô, gãy để tránh là nơi trú ẩn của sâu đục thân.
  • Nuôi kiến vàng trong vườn bưởi để chúng tiêu diệt các trứng, nhộng, sâu non của sâu đục thân.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học trừ BT theo liều lượng : 0.25 lít chế phẩm + 18 lít nước, định kỳ 7 ngày/lần.

Có thể bạn quan tâm đến nhện đỏ hại bưởi: Cách tiêu diệt nhện đỏ xâm hại bưởi

Cách khắc phục vườn bưởi sau khi bị sâu đục thân gây hại

  • Bà con nên cắt bỏ những phần trên cây bưởi mà bị ấu trùng tấn công và hiêu hủy chúng.
  • Bắt bọ trưởng thành và giết chúng, để đảm bảo chúng không sinh sản thêm.
Chế phẩm sinh học BT
Chế phẩm sinh học BT
  • Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT theo liều lượng: 0.5 lít chế phẩm trừ sâu hòa thêm 18 lít nước để ngăn chặn sâu đục thân hiệu quả nhất, phục hồi và tăng khả năng chống chịu với bệnh an toàn nhất.

Ngoài ra, sử dụng thêm chế phẩm sinh học EMINA-P trên cây trồng còn giúp cho cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt, kích thích cây ra hoa đồng loạt và đậu quả nhiều, nâng cao khả năng phòng chống sâu bệnh hại bưởi.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *