Cách phòng và trị rầy chổng cánh trên cây cam

MỤC LỤC

Vào mùa mưa, khi vườn con bắt đầu ra đọt non, trổ hoa để kết trái thì cũng chính là thời điểm rầy chổng cánh xuất hiện và xâm hại đến vườn cam. Đây là một loài côn trùng được xếp vào danh sách gây hại và nguy hiểm nhất đối với các loại cây có múi, đặc biệt là cây cam.

Hiểu biết kiến thức cơ bản về rầy chổng cánh là một điều vô cùng cần thiết để phòng và phát hiện sớm để điều trị, tránh những tác hại về sau.

Đặc điểm nhận dạng rầy chổng cánh trên cây cam

Rầy chổng cánh hại cam có thân hình rất nhỏ, thành trùng dài từ 2 đến 3mm, ít bay nhảy, có cánh dài, màu xám đen với vệt trắng lớn chạy từ đầu đến cuối cánh.

Đặc điểm nhận dạng của rầy chổng cánh trên cây cam

Rầy chổng cánh xuất hiện trên lá cam

Trung bình một ngày con cái đẻ khoảng 200 đến 800 trứng vào các đọt non của cây cam để xâm hại.

Chúng xâm hại ở cam mạnh nhất vào mùa mưa, từ tháng 2 đến tháng 5 và tháng 7 đến tháng 12 mỗi năm, khi cây ra đọt non và trổ hoa nhiều nhất.

Dấu hiệu để phát hiện

Khi bà con phát hiện trên cam có những biểu hiện sau thì có nghĩa là vườn cam nhà bạn đang bị đe dọa bởi rầy chổng cánh:

  • Khi vừa mới bị hại trên chồi của cây cam sẽ bị khô, rụng lá nhiều.
  • Hiện tượng khô cành cũng là do rầy chổng cánh gây ra.
  • Bệnh rầy chổng cánh gây hại và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ra trái của cây.
  • Bà con nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp để tránh sự lây lan trên diện rộng của cây.

Xem thêm: Cách tiêu diệt sâu vẽ bùa trên cây cam hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa rầy chổng cánh xâm hại trên cây cam

Bà con nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Trồng các loại cây chống gió xung quanh vườn để ngăn chặn rầy chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển và phát triển của rầy.
  • Tỉa cành và bón phân hợp lý để giúp cây ra đọt non tập trung.
  • Trồng cây với khoảng cách hợp lý, để tránh là nơi trú ẩn của rầy.
  • Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển tự nhiên, để chúng giúp bảo vệ cây khỏi côn trùng rầy chổng cánh xâm hại.
  • Không nên trồng các loại cây kiểng như Cần Thăng, kim quít trong vườn vì những loại cây này thu hút rầy chổng cánh xuất hiện và xâm hại trên cây cam.

Biện pháp tiêu diệt rầy chổng cánh gây hại trên cây cam

Biện pháp tiêu diệt rầy chổng cánh trên cây cam

Biện pháp khắc phục

Khi phát hiện cây có dấu hiệu của rầy chổng cánh, bà con nên thực hiện các biện pháp sau để tiêu diệt và ngăn chặn rầy phát sinh:

  • Loại bỏ và tiêu hủy các cành, đọt bị rầy chổng cánh xâm hại, nhầm mục đích tiêu hủy mầm bệnh và trứng của chúng.
  • Dùng bẫy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh, mỗi vườn nên đặt ít nhất 5 bẫy để theo dõi và tiêu diệt rầy từ nơi khác đến xâm hại vườn.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây cam phục hồi lại sức sống cho cây

Ngoài ra, chế phẩm sinh học EMINA-P còn giúp cho cây cam tăng sức đề kháng, khả năng đậu quả cao, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *