MỤC LỤC
Su hào là loài cây có củ, ăn rất ngon và được người tiêu dùng ưa thích. Khu vực phía Tây Bắc rất dễ trồng su hào và cho ra nhiều trái, nhưng su hòa cũng chứa nhiều bệnh tiềm ẩn làm cho cây nhiều bệnh và chậm phát triển nếu không có sự chăm sóc kỹ.
Điều kiện phát sinh bệnh thối nhũn trên cây su hào
Điều kiện phát sinh bệnh thối nhũn trên cây su hào
- Vi khuẩn tồn tại ở tàn dư cây bệnh trong đất và trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh tác cùng một số loài ký chủ phụ trên đồng ruộng.
- Vi khuẩn lây lan nhờ nước, côn trùng (rệp, bọ nhảy, sâu hại…) và hoạt động của con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá.
- Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, ruộng không thoát nước, phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 27-320C, độ pH thích hợp là , thời tiết có ẩm độ và nhiệt độ cao.
Tác hại của bệnh thối nhũn trên cây su hào
- Vết bệnh ở giai đoạn đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những đốm mọng nước, sau đó tiến tới giai đoạn là thối và nhũn.
- Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh và cả cây bị thối. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi lưu huỳnh.
Cách phòng bệnh thối nhũn trên su hào
Cách phòng bệnh thối nhũn trên su hào
- Vệ sinh vườn sau thu hoạch.
- Làm đất kỹ, lên luống cao dễ thoát nước.
- Luân canh cây trồng khác họ.
- Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm, trong điều kiện mùa mưa cần tăng cường bón Kali, nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục thay thế phân hóa học.
- Dùng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây su hào giúp trị bệnh thối nhũn theo liều lượng 300ml chế phẩm sinh học Emina-P thêm 18 lít nước dùng cho 1 sào Bắc Bộ, định kỳ 5-7 ngày phun 1 lần.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi- xã Ngọc Hồi- huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội
SĐT: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn