MỤC LỤC
“Không hiểu sao dạo gần đây trên lá của vườn tiêu nhà tôi cứ xuất hiện những đốm lớn màu vàng, có lá bị đen mà không biết cây bị bệnh gì. Gia đình tôi đang rất đau đầu vì không chỉ lá bị mà cành tiêu cũng dần bị khô đi”. Đây là lời tâm sự của bác Đức khi được hỏi thăm về tình hình trồng tiêu nhà Bác như thế nào.
Hiện tượng lá xuất hiện những đốm vàng, rồi chuyển sang đen xảy ra rất nhiều đối với bà con trồng tiêu, đây là dấu hiệu của bệnh thán thư ở cây tiêu, không những gây hại ở lá, bệnh thán thư còn làm cho cành tiêu bị khô và chết đi. Để hiểu rõ hơn về bệnh thán thư ở cây tiêu, chúng tôi mời bà con kham khảo bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư ở cây tiêu
Như lời chia sẻ của Bác Đức ở trên, bệnh thán thư có những dấu hiệu sau:
- Những quầng vàng xuất hiện trên lá ngày một nhiều rồi đến viền đen và có vòng tròn đồng tâm.
- Dấu bệnh thán thư thường xuất hiện ở mép lá, sau đó lan rộng dần ra hết lá, trở nên đen và rụng đi.
Tác hại của bệnh thán thư ở cây tiêu
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum Gloeosporioides gây ra, một loài nấm rất nguy hiểm không chỉ đối với cây hồ tiêu mà con đối với những loài cây khác.
Bệnh thán thư có tác hại rất nguy hiểm đối với cây hồ tiêu, ngoài việc làm khô lá, chết cành, thì bệnh hán thư có khả năng làm chết cây, và đặc biệt hơn nữa, bệnh có thể lây lan và gây chết hàng loạt ở cây hồ tiêu.
Biện pháp ngăn chặn bệnh thán thư xâm hại cây hồ tiêu
Để ngăn chặn bệnh thán thư xâm hại cây hồ tiêu, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Việc lựa chọn cây giống tốt để trồng là một điều vô cùng cần thiết để giúp cây có khả năng kháng bệnh, chống chọi với bệnh thán thư
- Trồng cây với mật độ hợp lý, để giúp cây hồ tiêu thông thoáng, ngăn chặn đươc bệnh thán thư.
- Tạo thông thoáng ở phần gốc tiêu, bà con không nên để gốc tiêu rũ xuống và tiếp xúc với đất vì khi gốc cây ẩm ướt sẽ gây nên bệnh thán thư và là điều kiện để nấm và virus phát sinh và xâm hại.
- Bà con nên thăm vườn 1 cách thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời,tránh sự lây lan trên diện rộng của bệnh.
- Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm sinh học EMINA-P giúp ngăn chặn thán thư phát sinh.
Cách khắc phục vườn tiêu khi bị bệnh thán thư
Khi phán hiện vườn tiêu bị bệnh thán thư, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Cắt bỏ và tiêu hủy những lá và cây hồ tiêu bị bệnh thán thư để ngăn chặn đi sự lây lan của bệnh.
- Bà con cần phải xác định chính xác là cây hồ tiêu có bị bệnh thán thư hay không, để tránh nhầm lẫn giữa các bệnh tương tự khác.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây tiêu pha ở nồng độ 2% để giúp cây kiểm soát than thư, tăng khả năng chống chịu lại bệnh, tăng sức đề kháng cho cây tiêu, giúp cây đậu quả cao, và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây,giúp cây hồ tiêu phát triển tốt và cho năng suất cao.
Bài viết tham khảo:
Cách phòng trừ bệnh chết chậm trên cây hồ bằng chế phẩm sinh học EMINA
Lý do Emi khuyến cáo không nên “làm cỏ trắng” cho vườn hồ tiêu
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn